Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh gây giảm chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ nhưng điển hình nhất là chứng suy nhược thần kinh.
Đối với mỗi người, giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong khi ngủ, người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn, do đó sẽ giảm các vận động cũng như phản ứng đối với kích thích bên ngoài.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày (dao động từ 4-11 tiếng).
Một số biểu hiện của hiện tượng
mất ngủ bao gồm:
khó ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu
mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt.
|
Mất ngủ |
Còn khi
khó ngủ kéo dài, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm sức tập trung chú ý. Đặc biệt, dù mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc,…
Ước tính khoảng 35-50% trường hợp khó ngủ mạn tính có liên quan đến bệnh lý tâm thần, điển hình là suy nhược thần kinh hay còn gọi là tâm căn suy nhược.
Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng “tâm chủ thần” do đó, một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm.
Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần.
Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn, khó ngủ.
Để
điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…
Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) - cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan. Người Nhật Bản gọi cây này “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của lá cây cụp lại vào ban đêm).
Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu.