Súp lơ xanh giúp phòng bệnh viêm khớp

Các nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia (Anh) cho biết, ăn nhiều bông cải xanh (súp lơ xanh) có thể giúp làm chậm lại và thậm chí phòng tránh bệnh viêm khớp. Họ đang tiến hành thử nghiệm trên người.

Loại cải xanh mang tên Beneforte đã được lai giống giữa cải xanh bình thường và một giống cải dại ở vùng Sicily, nhờ vậy nó chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại cải xanh khác.
phòng bệnh viêm khớp
Súp lơ giúp phòng bệnh viêm khớp
Sử dụng bông cải xanh trong 2 tuần là khoảng thời gian quá ngắn để có thể tạo ra bất cứ sự thay đổi lớn nào, song bà Davidson ở Đại học East Anglia hy vọng có thể tìm ra bằng chứng cho thấy loại cải đặc biệt này có lợi cho con người. Bà cho biết: “Mặc dù loại cải này chưa thể chữa trị và làm đảo ngược quá trình viêm khớp… song đây có thể là một cách để phòng tránh căn bệnh này”.

Thử nghiệm trên các tế bào và chuột cho thấy, hợp chất có trong bông cải xanh có thể ngăn chặn một enzym nguy hiểm hủy hoại sụn. Cơ thể chúng ta hấp thụ hợp chất glucoraphanin này và biến đổi nó thành một chất gọi là sulforaphane có vẻ như có tác dụng bảo vệ các khớp.
Read more…

Giảm cân để giảm đau khớp gối

Những người lớn tuổi quá mập có thể giảm đau đầu gối do viêm khớp bằng cách giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể cũng đủ giảm đau nhức, cải thiện khả năng vận động của khớp gối, nhờ đó có thể nâng cao chất lượng cuộc sống.
đau khớp gối
Đau khớp gối
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Wake Forest (Mỹ), 454 người già thừa cân hay béo phì đang phải chịu những cơn đau do viêm khớp gối được phân chia ngẫu nhiên vào ba nhóm. Một nhóm chỉ thay đổi chế độ ăn uống, một nhóm chỉ tập thể dục và một nhóm kết hợp vừa ăn kiêng và tập thể dục. Kết quả sau 18 tháng thực hiện cho thấy nhóm vừa ăn kiêng vừa tập thể dục giảm được cân nặng nhiều nhất. Họ cho biết ít bị đau khớp gối, khả năng đi bộ nhanh hơn và các hoạt động thể chất liên quan đến sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống tốt hơn so với nhóm chỉ tập thể dục đơn thuần. Ở nhóm ăn kiêng đơn thuần cũng giảm được đáng kể phần tải trọng đè lên đầu gối so với nhóm chỉ tập thể dục đơn thuần.

Các nhà nghiên cứu nói thêm những người già bị viêm khớp nên được bác sĩ kiểm tra trước khi bắt đầu chương trình ăn kiêng và tập luyện để tránh những vận động có thể tổn thương thêm các khớp.

Read more…

Điều trị đau cột sống thắt lưng

Xem thêm tại bệnh viện FV
1. Điều trị nội khoa.
1.1. Bất động.
- Là biện pháp cần thiết trong điều trị đau thắt lưng cấp và thoát vị đĩa đệm nặng. Nằm bất động tương đối trên phản cứng, ở tư thế ngửa, 2 chân hơi co ở khớp gối và khớp háng để chùng cơ và giảm áp lực nội đĩa đệm (có thể cho gối tròn đệm vào vùng khoeo). Thời gian bất động 1-2 ngày, nếu nặng có thể 5-6 ngày. Khi gần hết thời gian bất động thì bắt đầu cho vận động tăng dần: ngồi dậy, đi lại, tập một số động tác thể dục nhẹ.
đau thắt lưng
Đau cột sống thắt lưng
- Khi nằm bất động lâu cần đề phòng loét điểm tỳ: bằng co duỗi chân, nghiêng người nhẹ nhàng, đệm lót lớp chăn mỏng.

1.2. Thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ. 
- Thuốc giảm đau: uống hoặc tiêm tùy mức độ, các thuốc có thể dùng là:

+ Aspirin pH8 0,5 liều 1-3g/24h chia 2-3 lần.
+ Thuốc khác như: Voltaren, Profenid, Mobic, Vioxx...

Cần chú ý chọn liều thấp nhất có tác dụng, theo dõi chặt chễ các tác dụng phụ.
Có thể dùng các thuốc xoa bóp hoặc dán ngoài như: thuốc mỡ nọc rắn, methyl salicylat, cao dán, cồn xoa bóp... Không nên dùng các thuốc có steroid.

- Thuốc giãn cơ: nếu có co cơ cạnh sống gây vẹo và đau nhiều thì dùng các thuốc giãn cơ vân như: Myonal 50mg ngày 3 lần mỗi lần 1 viên, Mydocalm 50mg ngày 3 lần mỗi lần 2 viên, Décontracyl 250mg ngày 3 lần mỗi lần 2 viên, Diazepam 5mg ngày uống một lần 1-2 viên trước khi đi ngủ.

1.3. Các phương pháp dùng thuốc tại chỗ.
- Các phương pháp phong bế:

+ Phong bế cạnh cột sống thắt lưng: tiêm Novocain vào các điểm cạnh cột sống thắt lưng (chính là thủy châm các du huyệt thuộc kinh Bàng quang).
+ Phong bế rễ thần kinh ở khu vực lỗ ghép: tiêm vào tổ chức liên kết lỏng lẻo ở khu vực lỗ ghép mỗi lần 15-20ml thuốc tê hoặc có thể thêm corticoid. Mỗi đợt điều trị tiêm 4-5 lần, cách hai ngày một lần.
+ Tiêm ngoài màng cứng vùng thắt lưng: tiêm vào tổ chức liên kết lỏng lẻo ở ngoài màng cứng với hỗn hợp Novocain 0,5%, Vitamin B12, Hydrocortison 125mg hoặc Dexamethason 30mg, mỗi lần tiêm 5-10ml, mỗi tuần tiêm hai lần, mỗi đợt tiêm 4-5 lần.
+ Phong bế hốc xương cùng: tiêm vào hốc xương cùng 20-30ml thuốc tê có thể trộn thêm corticoid, mỗi tuần 2 lần, mỗi đợt tiêm 4 lần.

- Tiêm corticoid vào đĩa đệm để điều trị hư đĩa đệm nặng.

2. Điều trị bằng các phương pháp vật lý và châm cứu. 
2.1. Nhiệt trị liệu. 
Thường dùng nhiệt nóng như đắp paraffin 450C, túi chườm nóng, chiếu hồng ngoại... vào vùng thắt lưng 20-30 phút có tác dụng giảm đau, giãn cơ. Nhiệt khối của sóng ngắn và vi sóng có tác dụng rất tốt nhất là đối với viêm thần kinh hông to (đặt dọc dây thần kinh).

2.2. Điện trị liệu. 
- Dòng điện một chiều đều: thường dùng kết hợp điện di các thuốc Novocain, Natri salicylat có tác dụng giảm đau, chống viêm.

- Các dòng điện xung thấp và trung tần:

+ Dòng Diadynamic: phối hợp CP+LP, MF+CP, MF+LP, DF+CP, hoặc DF+LP để giảm đau, giãn cơ, có thể thay đổi kiểu xung ở lần điều trị sau để tránh hiện tượng quen.
+ Dòng TENS: có tác dụng kích thích thần kinh hướng tâm qua da để giảm đau. Dòng TENS là loại xung có tần số 60-80Hz, có thể biến đổi xoay chiều, một chiều và biến đổi thời gian xung.
+ Dòng Trobert (còn gọi là dòng 2-5), đặt điện cực dọc cột sống có tác dụng giảm đau do phản xạ, tốt nhất là khi đã dùng các dòng xung kia mà không có tác dụng nhiều.
+ Dòng giao thoa với 2 cặp điện cực (IF): có tác dụng xoáy sâu mà không gây rát.

2.3. Siêu âm điều trị. 
Siêu âm chế độ liên tục hoặc xung vào 2 bên cột sống thắt lưng và dọc theo dây thần kinh hông to. Cường độ tùy từng vùng, nếu 2 bên cột sống thắt lưng ở chế độ liên tục có thể dùng 0,6-1W/cm2. Vùng mông cho siêu âm liên tục thì dùng 1-1,2W/cm2. Vùng cẳng chân siêu âm liên tục là 0,4-0,6W/cm2. ở các vùng trên nếu dùng chế độ siêu âm xung thì cường độ có thể tăng gấp đôi.

2.4. Xoa bóp, bấm huyệt. 
Xoa bóp vùng cột sống thắt lưng ở giai đoạn đau cấp cần thao tác nhẹ nhàng tránh những tác động mạnh có thể làm đau tăng. ở giai đoạn đau mạn có thể thực hiện đầy đủ các thao tác xoa bóp mạnh như xoa, vuốt, bóp, chặt, rung... Kết hợp ấn bấm các điểm đau cột sống (các huyệt thuộc mạch Đốc trên gai đốt sống), các điểm đau cạnh sống (là các du huyệt thuộc kinh Bàng quang) và các điểm đau chạy dọc đường đi của dây thần kinh hông to (các huyệt thuộc kinh Bàng quang).

2.5. Kéo giãn. 
2.5.1. Kéo xương chậu: 
Kéo xương chậu tại giường có hai cách:

- Bệnh nhân nằm sấp với chân giường nâng cao thêm 25cm.
- Bệnh nhân nằm ngửa ở tư thế Fowler biến đổi.

Trọng lượng kéo xương chậu tùy thuộc tuổi và trọng lượng cơ thể, sự co thắt cơ nhiều hay ít, có bệnh tim mạch hay không ? Trung bình trọng lượng tạ kéo là 10-15kg, thời gian kéo là 15-20 phút, mỗi ngày kéo 1-2 lần.

2.5.2. Kéo giãn cột sống: 
Kéo giãn cột sống là tác động cơ học vào vùng kéo nhằm làm mở rộng khoang gian đốt (với trọng lực 30-40kg, sau 20 phút, có thể kéo rộng 1-1,5mm), khôi phục lại cân bằng lực cơ của các hệ thống dây chằng. Ngoài ra còn có tác dụng lâm sàng giảm đau (do giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải phóng chèn ép thần kinh). Tăng dần vận động của cột sống, khôi phục vị trí đĩa đệm, giảm các di chứng (mất đường cong sinh lý, lệch vẹo cột sống...).

Có các phương pháp kéo sau:
- Kéo bằng tự trọng trên bàn dốc: lực kéo được điều chỉnh bằng độ dốc của bàn so với mặt phẳng nền, độ dốc càng lớn thì lực kéo càng lớn. Nhược điểm của phương pháp này là lực kéo dàn đều từ chỗ kéo (nách) xuống mà không tập trung lực vào vùng thắt lưng.

- Kéo trên bàn kéo có hệ thống lực đối trọng là các quả cân: Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, cố định vùng thắt lưng, tiến hành kéo bằng các quả tạ. Phương pháp này có ưu điểm là có thể điều chỉnh trọng lực kéo dễ dàng, lực kéo tập trung vào vùng cột sống thắt lưng, đầu tư phương tiện rẻ tiền, nhưng có nhược điểm là tạo ra lực kéo liên tục gây cho cột sống và các tổ chức xung quanh tình trạng căng giãn kéo dài có thể gây đau sau kéo hoặc gây khó chịu cho bệnh nhân trong thời gian kéo.

- Kéo trên hệ thống bàn - máy kéo: Sử dụng máy kéo tự động cho phép điều chỉnh trọng lực kéo, chọn lực nền, lực cơ sở, đặt thời gian...

Với kéo cột sống thắt lưng nên chọn lực nền bằng 1/3 trọng lượng cơ thể, lực kéo bằng 1/2 trọng lượng cơ thể trong lần kéo đầu, các lần sau mỗi lần tăng thêm 1kg đến khi đạt tới 2/3 trọng lượng cơ thể thì duy trì lực này cho đến hết đợt kéo. Thời gian duy trì lực kéo khoảng 10 giây, thời gian tăng lực từ lực nền đến lực kéo (độ dốc) nhanh hay chậm cần căn cứ vào mức độ co cứng cơ của bệnh nhân. Nếu đau cấp và co cứng cơ nhiều thì độ dốc cần tăng từ từ. Thời gian kéo 1 lần từ 15-20 phút, mỗi ngày kéo một lần, mỗi đợt kéo 10-15 ngày.

- Kéo giãn cột sống dưới nước: là hệ thống kéo giãn kết hợp thủy liệu, kéo trong bể sâu 2m với nhiệt độ ấm cho giãn cơ lúc kéo. 

2.6. Tác động cột sống (manipulation).
- Phương pháp Chiropractic (Mỹ): dựa vào cơ chế sinh - cơ học của đĩa đệm cột sống để tiến hành nắn chỉnh cột sống bằng tay nhằm giải phóng chèn ép, và giảm đau.

- Quy trình nắn chỉnh cột sống của Nguyễn Văn Thông (1992).

+ Làm mềm các cơ ở lưng, mông bằng các phương pháp như xoa bóp, nhiệt nóng, điện xung... thời gian khoảng 15-20 phút:
+ Làm giải phóng đoạn cột sống bị tắc nghẽn với 4 thao tác sau:
+ Điều chỉnh đoạn cột sống trên khu vực bị tắc nghẽn.
+ Làm mạnh các cơ giữ cột sống (cơ lưng to, cơ bụng) và làm chuyển động các khớp cột sống, khớp chậu hông.

2.7. Chương trình tập Williams. 
Chương trình tập Williams được dùng để điều trị cho bệnh nhân đau lưng mạn tính, nhằm làm giãn nhóm cơ duỗi lưng và nhóm cơ gấp xương hông, đồng thời làm tăng sức mạnh của các cơ bụng và mông. Có 6 động tác trong bài tập này như sau:

1/ Bệnh nhân nằm ngửa hai đầu gối hơi cong và hai chân được cố định, bật người ngồi dạy và với tay tới ngón chân. Động tác này làm mạnh cơ bụng và giãn cơ duỗi thắt lưng.

2/ Bệnh nhân nằm ngửa, co hai chân vuông góc, hai tay duỗi xuôi thân người, đồng thời nhấc mông lên khỏi mặt giường điều trị. Tiến hành xoay khung chậu về 2 phía để làm thắt lưng thẳng hơn. Động tác này nhằm làm mạnh cơ bụng và cơ mông, làm giãn cơ gấp khớp hông.

3/ Bệnh nhân nằm ngửa hai đầu gối co, hai tay ôm lấy hai đầu gối rồi kéo mạnh lên đồng thời nâng cằm lên cho chạm đầu gối. Giữ tư thế này 15 giây rồi nằm dài ra nghỉ. Hoặc hai tay vẫn giữ tư thế ôm gối rồi bật người ngồi dậy. Động tác này nhằm làm giãn nhóm cơ duỗi lưng dưới.

4/ Bệnh nhân ngồi, duỗi thẳng hai gối, đưa tay thẳng ra tới ngón chân. Bài tập này nhằm làm giãn khối cơ duỗi lưng và cơ tứ đầu đùi.

5/ Bệnh nhân một chân phía trước gấp, một chân phía sau duỗi, hai tay chống xuống đất ở phía trước, rồi ép chậu hông xuống. Động tác này nhằm làm giãn nhóm cơ gấp hông (cơ thắt lưng chậu) mà không làm tăng độ ưỡn của cột sống.

6/ Bệnh nhân ngồi xổm và đầu cúi, hai bàn chân đặt cách nhan 30cm, tay để thẳng hướng về phía sàn nhà và ở giữa hai gối. Động tác này nhằm làm giãn nhóm co duỗi thắt lưng.

Trong mỗi lần tập, mỗi động tác trên được tiến hành 5-10 lần tuỳ sức chịu đựng.

2.8. Châm cứu.
- Đau lưng cục bộ chủ yếu chọn các huyệt thuộc kinh Bàng quang như: Thận du, Mệnh môn, Đại trường du, Thứ liêu, Dương lăng tuyền, Uỷ trung, Thừa sơn, và A thị. Có thể chọn thêm các huyệt Hoa Đà Giáp Tích (ngang mỏm gai các đốt sống đo ra 0,5 thốn). Nếu đau thần kinh hông to, chọn các huyệt chủ yếu thuộc kinh Bàng quang và kinh Đởm: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Đại trường du, Thừa phù, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn... Mỗi lần chọn 3-5 huyệt, khi châm mỗi huyệt đều đạt đến cảm giác đắc khí lan xuống dưới.

- Nếu dùng điện châm, nên chọn dòng xung gai nhọn hoặc chữ nhật, có tần số từ 20-150Hz, chú ý mắc các cặp điện cực sao cho dòng điện đi qua điểm đau, hoặc chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to, điều chỉnh cường độ đến dưới ngưỡng đau sau đó cứ vài phút thì tăng cường độ lên một chút. Có thể kết hợp vừa châm vừa chiếu hồng ngoại vào vùng đau.
Read more…

Cải thiện tình trạng đau thắt lưng do thoái hoá cột sống

Đau thắt lưng là biểu hiện thường gặp, rõ rệt nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng. Tình trạng này không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị đúng cách.

Thống kê cho thấy, khoảng 80% người trung niên bị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL). Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa các đốt sống thắt lưng kèm theo phản ứng viêm, làm giảm chức năng nâng đỡ cơ thể, chèn ép vào các rễ thần kinh, gây đau với nhiều mức độ khác nhau. Theo các nhà khoa học, tùy vào tính chất đau mà đau thắt lưng do thoái hóa CSTL được chia thành ba thể lâm sàng:
đau thắt lưng
Đau thắt lưng
- Thể thứ nhất là đau thắt lưng cấp tính, thường xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và sai tư thế hoặc có thể do chấn thương. 
- Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, với đặc trưng là đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay tái phát; cơn đau tăng lên khi vận động, thay đổi thời tiết, giảm lúc nghỉ ngơi. 
- Thứ ba là đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một bên hay hai bên. Biểu hiện bệnh là đau CSTL, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, cẳng chân, có thể lan xuống gót chân hay các ngón chân.

Thông thường, để giảm đau thắt lưng ở bệnh nhân thoái hóa CSTL, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm,... kết hợp với nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống hay xoa bóp, chườm nóng,... Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này như: rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, độc với gan, thận,...

Hiện nay, phương pháp điều trị đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân VKDT lựa chọn là dùng kết hợp thuốc theo đơn với các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ.
Read more…

Bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Viêm tai giữa là bệnh gặp ở người lớn. Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh phát nặng, dễ xảy ra biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm.

Nguy hiểm hơn là biến chứng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng... dễ gây tử vong . Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi. Ngoài ra do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi xoang mủ. Có trường hợp mắc bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh lý trào ngược, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là những tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.
viêm tai giữa
Viêm tai giữa
Dấu hiệu thường gặp
Cũng giống các bệnh khác, dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức nghe giảm.

Ngoài ra có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ…

Để phát hiện bệnh, người lớn cũng như trẻ em cần được sự trợ giúp của bác sĩ trong chẩn đoán như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope); kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto-Endoscope).

Điều trị viêm tai giữa
Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Theo đó, kháng sinh uống là thuốc được chọn hàng đầu. Việc chọn lựa kháng sinh dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Lý tưởng nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.

Thời gian điều trị tối thiểu 8 ngày. Nếu màng nhĩ không thủng có thể dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa.
Nếu màng nhĩ thủng có thể nhỏ tai trong 3 - 4 ngày đầu (loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ làm bít dẫn lưu, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già. Ngoài ra có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.

Một số trường hợp viêm tai nhưng trị kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ Diabolo hay nạo VA (viêm amidan) được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại. Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Phòng ngừa vẫn là yếu tố quan trọng nhất
Mọi người cần phát hiện bệnh sớm để giải quyết sớm ổ viêm vùng mũi họng như nạo VA; điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm; làm thông vòi nhĩ bằng nghiệm pháp Valsava (bệnh nhân bịt chặt 2 lỗ mũi, phồng má thổi một hơi mạnh nhưng phải ngậm miệng lại để hơi không thoát ra).

Nếu không nghe thấy tiếng hơi qua vòi đập vào màng nhĩ là nghiệm pháp âm tính, do vòi nhĩ bị tắc. Lưu ý trong các trường hợp viêm đọng nhầy mủ ở vùng mũi họng – xoang – vòm thì không nên thổi hơi mà để bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng, nuốt nước bọt.

Ngoài ra, có thể chủng ngừa vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm tai giữa). Cải thiện điều kiện vệ sinh,môi trường, nhà ở sạch sẽ; không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu đau, tránh khói thuốc lá và giữ tai luôn khô sạch… là những biện pháp phòng ngừa tốt.
Read more…

Bí quyết phòng tránh mất ngủ ở tuổi thanh thiếu niên

Khi nói đến tuổi thanh thiếu niên, hầu hết ai cũng nghĩ đây là tuổi ăn, tuổi ngủ. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trẻ thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên. Vậy cách nào giúp trẻ vị thành niên phòng tránh tình trạng mất ngủ?

Chứng mất ngủ là tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc xảy ra ít nhất 4 lần/tuần trong một tháng hoặc lâu hơn.Các nhà nghiên cứu cho rằng thay đổi hormon có thể đóng vai trò trong các rối loạn giấc ngủ ở một số em gái và kinh nguyệt có liên quan đặc biệt tới việc khó ngủ ngon và ngủ sâu. Các dạng mất ngủ này thường do nguyên nhân sinh lý, trong khi khó ngủ lại thường liên quan đến stress.

Mặc dù ngủ kém ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và có liên quan với sức khỏe cảm xúc và thể chất kém, song các nghiên cứu dịch tễ ở trẻ vị thành niên còn hạn chế và đây là nghiên cứu đầu tiên về chứng mất ngủ. Các tác giả cho biết sinh lý là một trong 2 lý do tại sao kinh nguyệt có liên quan tới mất ngủ, lý do còn lại là thay đổi thể chất ở tuổi dậy thì tạo ra “áp lực xã hội” góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Trong số trẻ vị thành niên trong nghiên cứu bị mất ngủ, 88% tiếp tục có vấn đề về giấc ngủ có nghĩa đây là vấn đề lâu dài đối với nhiều thanh thiếu niên.

Như vậy, mất ngủ là một vấn đề mạn tính hay gặp ở trẻ vị thành niên và căn cứ vào các hậu quả của thiếu ngủ ở thanh thiếu niên như kém minh mẫn, thành tích học tập kém, thậm chí sức khỏe thể chất; tinh thần kém thì việc phòng ngừa và điều trị cần được ưu tiên. Các liệu pháp hiện tại để điều trị mất ngủ bao gồm thay đổi lối sống để khuyến khích việc ngủ như đi ngủ và dậy đúng giờ, liệu pháp nhận thức hành vi và dùng thuốc ngủ.
mất ngủ
Mất ngủ
Nguyên nhân gây mất ngủ ở thanh thiếu niên
Chúng ta vẫn nghĩ rằng ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ, các em thường ăn không biết no, ngủ không biết chán. Tuy nhiên, nếu các em thường xuyên làm những việc sau, các em sẽ rơi vào tình trạng mất ngủ triền miền. Điều đó sẽ làm các em mệt mỏi, chán ăn và tất nhiên kết quả học tập sa sút.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến thanh thiếu niên dễ mất ngủ:

- Ngồi nhiều giờ đồng hồ trước máy vi tính hoặc trò chơi điện tử mỗi ngày.

- Uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc cà phê vào buổi tối.

- Thường xuyên lo lắng về bài vở cho ngày hôm sau.

- Gặp những vướng mắc về tình cảm….

Nếu các em mất ngủ trong nhiều tuần liên tiếp, điều đó không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất của các em, mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần. Mất ngủ triền miên có thể làm các em rơi vào tình trạng ủ rũ, lo lắng, thậm chí dẫn đến trầm uất.

Nếu đi kèm với sự mất ngủ, các em còn có triệu chứng xanh xao, rất có thể các em đã bị thiếu máu nghiêm trọng. Trong trường hợp này, gia đình cần cho các em đi khám bác sỹ.

Bí quyết giúp thanh thiếu niên tránh mất ngủ
Nếu cảm thấy con mình có vấn đề trong giấc ngủ đêm và khó dậy vào buổi sáng, hãy đưa trẻ tới trung tâm tư vấn hoặc áp dụng cách sau:

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đúng giờ.

- Giúp trẻ học cách thư giãn và biết những dấu hiệu nào cho thấy cần đi ngủ ngay. Khuyến khích trẻ tưởng tượng và sáng tạo trong kỹ thuật thư giãn, biết cách xếp các vấn đề lo lắng, cần suy nghĩ sang một bên để có thể ngủ dễ dàng.

- Tắt tất cả các thiết bị điện tử, kể cả điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ.

- Không cho trẻ uống các đồ uống chứa cafein vào buồi chiều và tối.

- Khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập, đặc biệt là tập ngoài trời vào buổi sáng.

- Mặc dù lứa tuổi thanh thiếu niên thường thích ngủ nướng vào cuối tuần nhưng không nên để trẻ ngủ quá 2 tiếng so với ngày thường. 

- Tạo bình mình cho trẻ bằng cách mở cửa, kéo rèm hoặc bật đèn trước khi trẻ dậy.

- Hãy cảnh báo cho trẻ về nguy hiểm khi đi xe xe trong tình trạng buồn ngủ.

Chế độ ăn đối với giấc ngủ
Việc thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều chất bột, axit amin, tryptophan cũng giúp cho ngủ tốt. Một nghiên cứu cho thấy trẻ em dùng nhiều tryptophan thì giấc ngủ êm dịu (đồng thì) đến sớm hơn 20 phút, giấc ngủ hoạt động (đảo ngược) sớm hơn 14 phút, nhưng tổng thời lượng ngủ không thay đổi. Nên cho con trẻ ăn nhiều tryptophan để chúng không bị ngủ dài hơn. Chất bột và axit amin ở người lớn có khác nhau về giới và tuổi nhưng ở trẻ em chưa có tài liệu nào nêu rõ. Không nên dùng nhiều đường vì chất này sẽ làm trẻ em quá hiếu động.

Nhiều trẻ hay mất ngủ vì lo điểm, lo thành tích các mặt trong lớp. Nếu quá lo, không ngủ ngon, trẻ cũng dễ bị mất ngủ. Ở tuổi đi học, rối loạn giấc ngủ thường là do thiếu ngủ mạn tính. Thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn và tạm thời. Về lâu dài, cần xây dựng cho con thói quen ngủ tốt.
Read more…

Nếu bị ép đi ngủ sớm có thể khiến trẻ mất ngủ

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện lý do chính khiến những em bé dưới 3 tuổi không thể ngủ được là do trẻ thường lên giường sớm hơn thời điểm đồng hồ sinh học của bé sẵn sàng.

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Mind, Brain and Education, so với người lớn, trẻ em mới chính là người chọn giờ ngủ cho mình tốt hơn, tiếc rằng trẻ lại hiếm khi có quyền lựa chọn giờ đi ngủ cho mình. Các nhà khoa học cảnh báo, trong khi việc cho trẻ đi ngủ sớm có thể giúp cha mẹ có thời gian thư giãn thì những đứa trẻ nằm trên giường tỉnh táo hàng giờ liền, và cuối cùng là thiếp đi do bị kích thích chứ không phải ngủ.
trẻ em mất ngủ
Trẻ em mất ngủ
“Đi ngủ sớm có thể khiến trẻ cưỡng lại việc ngủ, dễ tức giận và tỉnh giấc giữa chừng, đứa trẻ sẽ quen với cái gọi là 'các cuộc gọi nơi màn cửa', tức là trẻ thường xuyên đi ra đi vào khỏi giường, xuống cầu thang và vào phòng ngủ của cha mẹ”, nhà khoa học Boulder của ĐH Colorado cho biết.

Nghiên cứu cho biết, một giấc ngủ ngon phụ thuộc vào việc trẻ được trải qua giai đoạn tăng nồng độ hormone melatonin trong cơ thể. Hormone này được giải phóng trong suốt buổi tối để điều chỉnh đồng hồ sinh học. Các yếu tố như lượng ánh sáng cũng như cơ thể vật lý của đứa trẻ có thể xác định khi nào melatonin ở mức độ phù hợp để đi ngủ. Mức độ phù hợp này khác nhau đối với những đứa trẻ khác nhau.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 14 trẻ trong độ tuổi từ 30 đến 36 tháng, trong sáu đêm liên tiếp và đo mức độ melatonin trong nhiều khoảng thời gian xung quanh trước và trong khi ngủ, tính xem bé mất bao nhiêu thời gian để đi vào giấc ngủ cũng như những hành vi của bé có trước khi ngủ.

Kết quả cho thấy, trung bình, nồng độ melatonin của trẻ bắt đầu tăng vào khoảng 19h40. Nếu cha mẹ cho trẻ lên giường lúc 20h10, đứa trẻ có thể ngủ trong vòng 30 phút tiếp theo.

Với những trẻ em mà thời điểm tăng melatonin muộn hơn trung bình, nếu được đặt vào giường lúc 20h10, chúng sẽ mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ và có nhiều khả năng sẽ thức dậy một lần nữa hoặc có những hành vi xấu.

Phó giáo sư sinh lý học Monique LeBourgeois, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Trẻ đi ngủ không đúng với thời gian của đồng hồ sinh học có thể dẫn đến việc khó ngủ, giống như mất ngủ ở người lớn. Đây chính là nguyên nhân gây mất ngủ ban đêm cho cả trẻ em và cha mẹ".

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng những đêm mất ngủ ở trẻ mới biết đi có thể khiến bé lớn lên với vấn đề về tình cảm và hành vi trong cuộc sống sau này, và tương lai trẻ có nguy cơ mất ngủ rất cao.

Giáo sư LeBourgeois nói thêm: "Nếu con quý vị cố cưỡng lại việc ngủ hoặc gặp trục trặc với việc đi vào giấc ngủ, có thể do về mặt sinh lý, bé chưa sẵn sàng cho giấc ngủ vào thời điểm đó".
Read more…

11 bài thuốc chữa mất ngủ, nhức mỏi từ hoa nhài

Không chỉ đơn thuần là một loại hoa, hoa nhài còn có nhiều tác dụng trị bệnh.

Hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hãm hoa nhài và tâm sen với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7-10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt. Hoặc hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần, uống liên tục trong 7 ngày.
hoa nhài chữa mất ngủ
Hoa nhài chữa mất ngủ
2. Chữa huyết áp cao
Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.

3. Trị tiêu chảy
Hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày. Hoặc hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống trong 4 ngày.

4. Chữa chứng hay nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
Hoa nhài và hoa cúc vàng, mỗi vị 6g. Cả hai rửa sạch, để ráo đem hãm với nước sôi, uống thay nước chè hằng ngày.

5. Nhức mỏi, đau đầu gối
Hoa nhài 50g, móng giò heo 200g. Cách nấu: móng giò heo rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần. Đơn thuốc này dễ làm nhưng lại hiệu quả cho người hay nhức mỏi, đau đầu gối.

6. Giúp thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng
Hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hằng ngày. Hoặc dùng trà hoa nhài: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, rót 300 ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm có thể uống luôn, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.

7. Chữa đi tiểu nhiều
Hoa nhài 5g, ngân hạnh 3g, sắc với 3 bát nước trong 1 giờ. Ngày uống 2 lần, uống trong 7 ngày.

8. Chữa ho suyễn
Hoa nhài 3g, đậu phụ 100 g hãm vào nước sôi uống trị được phế ung, ho suyễn, ngực đầy khí suyễn, hô hấp không thuận. Uống liên tục trong 10 ngày.

9. Trị chứng phát sốt do ngoại cảm
Hoa nhài 4g, thảo quả 3g, chè xanh 10g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

10. Trị rôm sảy
Lá nhài 50g, lá sài đất 20g, lá ngải cứu 30g. Sắc nước uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống liền trong 3-5 ngày.

11. Trị mụn nhọt
Hoa nhài 10g, cam thảo đất 16 g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
Read more…

Những lưu ý khi đắp mặt nạ chăm sóc da

Chọn mặt nạ chăm sóc da phù hợp với da và sử dụng đúng cách sẽ mang lại kết quả tốt cho làn da. Nếu bạn không có thời gian và eo hẹp về tài chính khiến bạn không thể đến spa hoặc thẩm mĩ viện thì bạn cũng có thể tự đắp mặt nạ ở nhà.
chăm sóc da
Mặt nạ chăm sóc da
Công dụng của đắp mặt nạ chăm sóc da
Làm sạch: Tẩy tế bào chết và bụi bẩn trên da. Với mục đích này, mặt nạ thường được sản xuất theo hai dạng: dạng lột và dạng rửa.

Giữ ẩm: Các nguyên liệu làm mặt nạ từ đất sét, tảo biển, hoa quả, trứng... đều giúp cung cấp nước trên lớp sừng của da hoặc giúp giảm đi sự bốc hơi nước lúc đang đắp mặt nạ. Do đó bạn sẽ có cảm giác da mình mềm mại và mịn màng hơn.

Nuôi dưỡng hoặc kết hợp điều trị một số vấn đề của da: Với mục đích này, các mặt nạ được bào chế sẵn của các hãng mĩ phẩm hoặc dược-mĩ phẩm sẽ tiện dụng và hữu hiệu hơn các mặt nạ tự nhiên mà chúng ta tự làm ở nhà. Những hoạt chất đắp trên da đã được nghiên cứu theo tính năng, có công thức cụ thể nên hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như: da khô, da dầu, mụn, nám, da lão hóa, da đang bị cháy nắng... Các loại này được đánh giá tốt hơn các mặt nạ “cây nhà lá vườn”.

Thư giãn: Nằm lim dim với mặt nạ, nghe một khúc nhạc êm ả trong hương thơm nhè nhẹ của nến, của các thảo mộc... là những gì bạn có được tại các spa, tại văn phòng hay chính ngôi nhà của bạn. Chúng xua đi những lo âu căng thẳng và giúp thăng hoa giá trị mà cuộc sống mang lại.

Tự đắp mặt nạ cho da
Bạn có thể mua mặt nạ đắp da ở nhà thuốc, cửa hàng bách hóa hay siêu thị với nhiều dạng, chủng loại và giá thành khác nhau. Cần lưu ý để việc đắp mặt nạ mang lại kết quả tốt thì chọn mặt nạ phù hợp với da và đắp mặt nạ đúng cách được xem là yếu tố cần thiết.

Đối với da dầu, bạn nên chọn mặt nạ có chứa đất sét hoặc bùn để giảm bớt lượng dầu thừa trên da mặt. Nếu da khô, bạn nên chọn mặt nạ dạng kem. Với những người có da nhạy cảm thì nên dùng mặt nạ dạng gel dịu mát. Đối với người có da hỗn hợp có thể sử dụng cùng một lúc hai loại mặt nạ, một cho vùng chữ T của mặt (gồm trán, mũi và vùng quanh miệng kể cả cằm nơi thường tập trung nhiều các tuyến nhờn) và một cho những vùng da còn lại.

Trình tự quá trình đắp mặt nạ gồm: rửa mặt và cổ, thoa một ít kem bảo vệ quanh vùng mắt và miệng, sau đó đắp mặt nạ lên mặt và cổ. Tùy thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất, thời lượng đắp mặt nạ có thể từ năm phút đến trọn đêm. Đặc biệt, ở những người có làn da nhạy cảm nên thử nghiệm bằng cách cắt một phần nhỏ của mặt nạ đặt lên một vùng của da để kiểm tra da có kích ứng không.

Sau khi đắp mặt nạ, da sẽ được rửa lại với nước sạch hoặc nước khoáng. Một số mặt nạ có ghi rõ thời hạn và chu kỳ sử dụng. Ví dụ năm ngày, bảy ngày một liệu trình hoặc cứ mỗi 10 ngày thì dùng ba miếng... Nếu muốn đạt được hiệu quả tốt, người sử dụng nên tuân thủ theo các quy định đó.

Bạn cũng nên biết rằng khả năng dị ứng có thể đến từ các thành phần trong mặt nạ (kể cả mặt nạ tự nhiên), hương liệu, chất bảo quản... Ví dụ cà chua, dâu, dứa... có thể làm kích ứng da nhẹ do các chất acid trái cây.
Read more…

Đừng chủ quan với chứng mất ngủ

Mất ngủ là một trong những căn bệnh tưởng chừng không nguy hiểm nhưng có nguy cơ bào mòn thể lực và thần kinh âm thầm, dai dẳng, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Trung bình mỗi người cần ngủ 8 giờ/ngày. Một nghiên cứu cho thấy mất đi 90 phút của giấc ngủ ban đêm, sẽ bị giảm 32% sự tỉnh táo vào ban ngày. Những biểu hiện phổ biến của bệnh mất ngủ là chỉ ngủ thiếp đi một khoảng thời gian ngắn, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Ban đầu mất ngủ chỉ gây ra những biểu hiện tâm thần như trầm cảm, mỏi mệt toàn thân, đau nhức xương cơ, cảm xúc ức chế, rối loạn hành vi, cáu gắt vô cớ. Tuy nhiên, thường xuyên bị mất ngủ có nguy cơ dẫn đến hội chứng buồn nản, nếu để kéo dài sẽ có thể gây nên bệnh khủng khoảng tâm thần, gây tâm lý lo âu, sợ hãi. Thường, phụ nữ dễ bị mất ngủ hơn nam giới. Vào độ tuổi mãn kinh, phụ nữ có khuynh hướng mắc bệnh cao gấp 5 lần với triệu chứng kèm theo là nóng nhiệt, khó chịu và khó thở khi ngủ.

Mất ngủ còn do bị bệnh tật thể chất như đau, mỏi, tê, dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản... do sử dụng các chất kích thích não: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích, ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...

Một số người quá nhạy cảm do mất ngủ kéo dài còn có thể bị mất cân bằng cuộc sống, gây đổ vỡ các mối quan hệ cá nhân, gia đình và công việc.
mất ngủ
Mất ngủ
Mất ngủ kéo dài gây hoảng loạn, nhiều nguy cơ biến chứng thành các bệnh thực thể như thoái hóa xương, đau nhức dây thần kinh, tổn thương chức năng điều tiết não bộ, gây viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng đại tràng kích thích, chán ăn, gầy rộc đi, hạ huyết áp... Ở một số trường hợp, tình trạng này còn dẫn đến rối loạn tim mạch, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hồi hộp lo sợ, béo phì, thậm chí mắc đái tháo đường...

Như vậy một giấc ngủ sâu và ngon sẽ tránh cho chúng ta nhiều phiền toái về sức khỏe. Do đó chúng ta cần lưu ý và nhanh chóng cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng 9 cách sau:

1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ: Tắm sẽ đem lại cho bạn cảm giác thư dãn thoải mái, giúp cho máu lưu thông một cách dễ dàng hơn, khiến bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon và sâu.

2. Đi ngủ và thức dậy vào đúng giờ quy định: Bạn nên tự lập cho mình thói quen tốt này, đừng bao giờ cho phép bản thân tự do ngủ cũng như thức dậy vào bất cứ lúc nào muốn.

3. Dùng thực phẩm thích hợp: Khi mất ngủ, nồng độ vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12) trong máu thường thấp, nên ăn những thức ăn giàu vitamin nhóm B như gạo lức, thịt, cá, gà, sữa bơ, trứng, ngũ cốc. Mất ngủ là dấu hiệu của thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư dãn cơ bắp tự nhiên, thức ăn giàu magiê là: Rau mồng tơi, rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí... Nên tăng cường thực phẩm nhiều tryptophan: Khi cơ thể thiếu tryptophan ảnh hưởng lớn đến tinh thần, suy giảm trí nhớ, dễ cáu giận và gây mất ngủ. Tryptophan giúp làm dịu thần kinh, gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Các thực phẩm giàu tryptophan là chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ... Hạn chế chất béo như bơ, các món xào, chiên nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, bánh kem. Không nên uống rượu, caffein, coca, nước tăng lực và các loại đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.

4. Hạn chế giấc ngủ ngắn: Để đảm bảo có một giấc ngủ đêm dài và sâu, bạn chỉ nên dành khoảng 20 phút để ngủ trưa.

5. Không để giấc ngủ bị chi phối: Không nên mất thời gian vào những việc như xem tivi, đọc sách, nói chuyện điện thoại... khi đã lên giường.

6. Tạo môi trường thoải mái: Nhiệt độ thích hợp, ánh sáng hạn chế, không khí thoáng mát và yên tĩnh.

7. Loại bỏ lo lắng khi ngủ: Không mang theo những lo lắng, muộn phiền vào trong giấc ngủ.

8. Luyện tập đều đặn: Việc luyện tập chỉ thực sự hữu ích và mang lại tác dụng nếu bạn thường xuyên luyện tập đều đặn và chỉ tập luyện tập 3 giờ trước khi đi ngủ.

9. Không ăn no và ăn nhẹ trước khi ngủ: Bởi nếu ăn tối quá no, các cơ quan tiêu hóa cần phải tập trung hoạt động “hết công suất” để hấp thu lượng thức ăn bạn đã thu nạp vào, và chúng sẽ bỏ quên giấc ngủ của bạn.
Read more…

Chữa bệnh mất ngủ từ thực phẩm tự nhiên.

Mất ngủ, khó ngủ, thức dậy nhiều vào đêm… gây phiền phức, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn.

Có rất nhiều các nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó có thể chia làm 2 nhóm chính:

- Mất ngủ do chế độ sinh hoạt bất hợp lý: sử dụng thường xuyên các loại đồ uống có chất kích thích như: cafe, nước giải khát, nước tăng lực, rượu, bia… đặc biệt vào buổi tối là nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ ở nhiều người. Ngoài ra, công việc, cuộc sống bận rộn, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến stress kéo dài cũng là một phần lý do gây ra chứng mất ngủ..

- Mất ngủ do bệnh lý: các bệnh về nội tiết như: tiểu đường, suy thận…, đau nhức xương khớp, ho, viêm xoang kéo dài, hay trầm cảm… không chỉ làm suy giảm sức khỏe tổng thể mà còn kéo theo bệnh mất ngủ.

Về nguyên tắc, để chữa bệnh mất ngủ hiệu quả và an toàn cho sức khỏe lâu dài, bạn cần tìm hiểu xem, các nguyên nhân chính đang gây ra chứng mất ngủ cho bản thân, từ đó tìm cách khắc phục những nguyên nhân đó, không nên lạm dụng thuốc ngủ, bởi đa số các loại thuốc ngủ chỉ mang lại những hiệu quả nhất thời, giải quyết được phần ngọn chứ không cải thiện được tận gốc những nguyên nhân gây mất ngủ. Vì thế, thuốc ngủ chỉ được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong một thời gian ngắn khi cần thiết, nếu sử dụng thuốc ngủ một thời gian sẽ gây ra hiện tượng “nghiện thuốc” và kéo theo những biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh như trầm cảm, suy nhược…

Nếu bạn mất ngủ do bị mắc một chứng bệnh nào đó thì cần phải chữa trị bệnh, và tìm các thực phẩm tự nhiên hỗ trợ giấc ngủ.

Trong tự nhiên, có nhiều phương pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh, trong đó, có thể kể đến một số các phương pháp sau đây:

1. Trà hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng an thần, ổn định thần kinh. Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ làm thư giãn cho hệ thần kinh, làm cơ thể ấm áp, giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

2. Mật ong
mất ngủ
Mật ong
Sử dụng mật ong trước khi đi ngủ sẽ kích thích não bộ sản sinh axitamin Tryptophan - một trong hai axitamin chính thúc đẩy quá trình thư giãn, mang lại giấc ngủ ngon

3. Các sản phẩm từ sữa
Sữa có hàm lượng cao vitamin và canxi giúp tăng cường serotonin trong cơ thể - có tác đụng điều chỉnh chu kỳ sinh học của giấc ngủ. Vì vậy, nếu bị mất ngủ, nên uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ.
Read more…

Những điểm cần lưu ý khi đắp mặt nạ chăm sóc da

Chọn mặt nạ phù hợp với da và sử dụng đúng cách sẽ mang lại kết quả tốt cho làn da. Nếu bạn không có thời gian và eo hẹp về tài chính khiến bạn không thể đến spa hoặc thẩm mỹ viện thì bạn cũng có thể tự đắp mặt nạ ở nhà.
chăm sóc da
Chăm sóc da
Công dụng của đắp mặt nạ chăm sóc da
Làm sạch: Tẩy tế bào chết và bụi bẩn trên da. Với mục đích này, mặt nạ thường được sản xuất theo hai dạng: dạng lột và dạng rửa.

Giữ ẩm: Các nguyên liệu làm mặt nạ từ đất sét, tảo biển, hoa quả, trứng... đều giúp cung cấp nước trên lớp sừng của da hoặc giúp giảm đi sự bốc hơi nước lúc đang đắp mặt nạ. Do đó bạn sẽ có cảm giác da mình mềm mại và mịn màng hơn.

Nuôi dưỡng hoặc kết hợp điều trị một số vấn đề của da: Với mục đích này, các mặt nạ được bào chế sẵn của các hãng mỹ phẩm hoặc dược-mỹ phẩm sẽ tiện dụng và hữu hiệu hơn các mặt nạ tự nhiên mà chúng ta tự làm ở nhà. Những hoạt chất đắp trên da đã được nghiên cứu theo tính năng, có công thức cụ thể nên hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như: da khô, da dầu, mụn, nám, da lão hóa, da đang bị cháy nắng... Các loại này được đánh giá tốt hơn các mặt nạ “cây nhà lá vườn”.

Thư giãn: Nằm lim dim với mặt nạ, nghe một khúc nhạc êm ả trong hương thơm nhè nhẹ của nến, của các thảo mộc... là những gì bạn có được tại các spa, tại văn phòng hay chính ngôi nhà của bạn. Chúng xua đi những lo âu căng thẳng và giúp thăng hoa giá trị mà cuộc sống mang lại.

Tự đắp mặt nạ cho da
Bạn có thể mua mặt nạ đắp da ở nhà thuốc, cửa hàng bách hóa hay siêu thị với nhiều dạng, chủng loại và giá thành khác nhau. Cần lưu ý để việc đắp mặt nạ mang lại kết quả tốt thì chọn mặt nạ phù hợp với da và đắp mặt nạ đúng cách được xem là yếu tố cần thiết.

Đối với da dầu, bạn nên chọn mặt nạ có chứa đất sét hoặc bùn để giảm bớt lượng dầu thừa trên da mặt. Nếu da khô, bạn nên chọn mặt nạ dạng kem. Với những người có da nhạy cảm thì nên dùng mặt nạ dạng gel dịu mát. Đối với người có da hỗn hợp có thể sử dụng cùng một lúc hai loại mặt nạ, một cho vùng chữ T của mặt (gồm trán, mũi và vùng quanh miệng kể cả cằm nơi thường tập trung nhiều các tuyến nhờn) và một cho những vùng da còn lại.

Trình tự quá trình đắp mặt nạ gồm: rửa mặt và cổ, thoa một ít kem bảo vệ quanh vùng mắt và miệng, sau đó đắp mặt nạ lên mặt và cổ. Tùy thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất, thời lượng đắp mặt nạ có thể từ năm phút đến trọn đêm. Đặc biệt, ở những người có làn da nhạy cảm nên thử nghiệm bằng cách cắt một phần nhỏ của mặt nạ đặt lên một vùng của da để kiểm tra da có kích ứng không.

Sau khi đắp mặt nạ, da sẽ được rửa lại với nước sạch hoặc nước khoáng. Một số mặt nạ có ghi rõ thời hạn và chu kỳ sử dụng. Ví dụ năm ngày, bảy ngày một liệu trình hoặc cứ mỗi 10 ngày thì dùng ba miếng... Nếu muốn đạt được hiệu quả tốt, người sử dụng nên tuân thủ theo các quy định đó.

Bạn cũng nên biết rằng khả năng dị ứng có thể đến từ các thành phần trong mặt nạ (kể cả mặt nạ tự nhiên), hương liệu, chất bảo quản... Ví dụ cà chua, dâu, dứa... có thể làm kích ứng da nhẹ do các chất acid trái cây.

Tự chế mặt nạ để cải thiện một số vấn đề về da
Lòng đỏ trứng, mật ong: dùng nguyên chất hoặc pha thêm vài giọt dầu ôliu, dầu hạnh nhân sẽ giúp cải thiện da khô.

Lòng trắng trứng, chất kaolin (đất sét xốp)... giúp giảm nhờn trên da.

Các acid trái cây (táo, mía, nho, thơm...), acid tartaric từ rượu vang, acid lactic từ sữa là những chất lột nhẹ tự nhiên, giúp loại bỏ lớp sừng già cỗi trên da, làm da bạn mịn màng, trơn láng hơn.
Read more…

Tuổi nào cách chăm sóc da nấy

Ở mỗi độ tuổi, bạn lại cần có những phương thức chăm sóc da khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ở độ tuổi 20:
Ở giai đoạn này, nhiều người thường phiền muộn vì “đại nạn” mụn. Thời điểm dậy thì, các hóc môn phát triển mạnh thúc đẩy nhanh tuyến bã nhờn, khiến da bạn nổi mụn chi chít, nhất là đối với làn da dầu. Đối với da thường thì hiện tượng nổi mụn ít hơn.

Để hạn chế tình trạng nổi mụn bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp điều tiết hóc môn theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Ngoài ra nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau củ có hàm lượng đường thấp,  đặc biệt với người có dạ dày hoặc đường ruột bình thường thì có thể uống một ly chanh ấm vào buổi sáng để thanh lọc cơ thể.

Để hỗ trợ tốt cho quá trình trị mụn, bạn nên ngủ nghỉ đầy đủ, hạn chế tình trạng stress, sử dụng các loại kem dưỡng oil-free không chứa dầu và serum cấp nước hiệu quả cho da, đặc biệt là serum chứa hyaluronic acid.

Ở độ tuổi 30:
Với phụ nữ tuổi 30, lượng hormone được sản sinh chậm dần, điều này dẫn tới lượng dầu trên da bị ít đi. Bạn ít bị mụn hơn nhưng thay vào đó là làn da có dấu hiệu khô, thô, sần hơn, nếp nhăn bắt đầu hình thành ở những nơi mà chủ nhân ít để ý như dưới mắt hoặc khóe miệng.
chăm sóc da
Chăm sóc da
Một vài người hiếm khi bị mụn ở độ tuổi dậy thì nhưng tới giai đoạn tuổi 30 này lại có dấu hiệu bị mụn bởi chứng stress căng thẳng xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Cách giải quyết dấu hiệu láo hóa sớm đó là bạn phải kiểm soát được chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng như các hình thức chăm sóc da.

Trước hết, bạn phải xem xét chế độ dinh dưỡng. Hãy cắt giảm bớt lượng thịt đỏ, tăng cường rau xanh đặc biệt là rau có màu đậm, sử dụng thêm các loại đậu đỗ dầu thiên nhiên giàu vitamin E, bổ sung collagen dạng uống….

Tiếp đó là các vấn đề về sinh hoạt. Hãy thực hiện chế độ sinh hoạt cân bằng và hợp lý với việc tập luyên thể dục thể thao tích cực, duy trì tối thiểu mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 1 tiếng. Bạn cũng nên đi ngủ trước 11 giờ và hạn chế việc làm việc liên tục trước máy tính mà không có khoảng thư giãn.

Việc chăm sóc da trong giai đoạn này cũng nên được lưu ý nhiều hơn. Bạn phải cung cấp đủ lượng nước và dầu cho da thông qua các sản phẩm cấp nước và dầu. Đây cũng là thời điểm mà phụ nữ nên làm quen với serum đặc trị và phòng ngừa nếp nhăn.

Ở độ tuổi 40:
Giai đoạn này, da bắt đầu lão hóa mạnh. Nhiều phụ nữ đã giật mình thảng thốt khi so sánh mình với 10 năm trước. Sự khác biệt của làn da 30 với 40 rất rõ rệt nếu bạn không chăm sóc tốt ngay khi cơ thể có dấu hiệu “chùng” xuống. Lượng estrogen thiếu hụt cộng với tốc độ sản sinh ra collagen dưới da ì chệ là nguyên nhân chính khiến da bạn bị chảy nhão, kém săn chắc, các nếp nhăn hình thành rõ rệt, các đốm màu trên da cũng khó mờ hơn do hoạt động tái tạo da chậm chạp.

Vào giai đoạn này bạn nên nhẹ nhàng và lưu tâm hơn với làn da của mình. Hãy sử dụng đầy đủ các bước dưỡng da, tẩy da chết đều đặn, bổ sung bước chăm sóc bằng serum chống lão hóa. Một số bài massage cho da cũng đem lại hiệu quả tốt.

Làn da độ tuổi 50 trở lên:
Sự thiếu hụt collagen gây ra tình trạng da thiếu trầm trọng đổ đàn hồi và xảy ra hiện tượng chảy nhão. Làn da ở độ tuổi này rất khó chăm sóc và bạn cũng khó có thể cải thiện nó nếu như trước đó không có các biện pháp chống lão hóa thích hợp.

Để làn da độ tuổi 50 ++ không quá tệ, bạn hãy bổ sung thuốc hoặc thực phẩm chứa estrogen (như đậu nành), hạn chế tối đa sự phơi nắng vì hoạt động này sẽ khiến “đốt” liên kết collagen dưới da và gây ra hiện tượng nhăn nheo, nám, không uống đồ uống có cồn và caffein. Các loại sản phẩm dưỡng da chứa các chất chống oxi hóa như trà trắng, trà xanh, chiết xuất licorice (có trong cam thảo), chiết xuất hoa cúc….là lựa chọn tốt để chăm sóc da một cách nhẹ nhàng. Ngoài việc dưỡng thì mỗi tuần nên tẩy da chết 2 lần để dưỡng chất được thấm sâu hơn.

Và cuối cùng, một chế độ ăn lành mạnh với rau củ quả sạch giày chất béo không bão hòa như quả bơ, cá hồi… sẽ giúp da cải thiện được độ mịn màng và độ đàn hồi.
Read more…

Mẹo chăm sóc da cô dâu ngày cưới

Là con gái ai cũng muốn mình thật đẹp trong ngày cưới. Nhưng làm thế nào để mình được đẹp hơn khi tới ngày cưới thì không phải chuyện dễ dàng.

Với tâm lý muốn làm mình trở nên đẹp nhanh nhất. Nhiều bạn gái đã tìm hiểu và thử nghiệm những mẹo làm trắng da nhanh mà chưa rõ kết quả thế nào, và còn áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân ngặt nghèo để có được vóc dáng đẹp trong ngày cưới, điều đó có thể khiến bạn mất sức đề kháng và trở nên mệt mỏi.

Có được làn da trắng sáng, khuôn mặt tươi tắn để tự tin diện những bộ váy nổi bật trong ngày cưới luôn là ước mơ hàng đầu của các cô dâu. Tuy nhiêu, càng gần đến ngày cưới, công việc ngày càng nhiều hơn, căng thẳng và lo lắng cũng xuất hiện theo. Điều đó làm cho làn da xinh xắn của các cô dâu xuất hiện nhiều vấn đề như nổi mụn, da khô, sạm, dấu hiệu lão hóa xuất hiện dẫn đến tình trạng xuống sắc trầm trọng. Những lúc này, các biện pháp chăm sóc thông thường tại nhà không thể giúp bạn khắc phục được vấn đề về da trên. Vì vậy, điều bạn cần làm lúc này là một chế độ chăm sóc da đặc biệt trước ngày cưới.
chăm sóc da
Chăm sóc da ngày cưới
Vậy làm thế nào để bạn có được một tinh thần thoải mái và một vẻ đẹp hoàn mỹ trong ngày cưới, bạn đừng lo lắng nhé!
Liệu trình cho cô dâu gồm 3 phần: Chăm sóc da mặt, Chăm sóc da toàn thân cho cô dâu.

1. Chăm sóc da mặt (từ 60 – 80 phút): dịch vụ này sẽ giúp bạn làm thanh khiết, lấy đi những tế bào sừng chết trên da và nuôi dưỡng làn da bạn qua các bước sau
Thư giãn tại phòng trị liệu với qui trình sau:
Làm sạch:
- Tẩy trang
- Rửa mặt
- Tẩy da chết

Trị liệu cơ bản: hút dầu và lấy mụn (nếu có)
Phục hồi da:
- Massage mặt, đầu, cổ và vai để thư giản, lưu thông các huyệt đạo, mạch máu
- Đắp mặt nạ dưỡng từ thảo dược thiên nhiên

2. Làn da trắng ngần đầy sức sống với liệu pháp tắm trắng cao cấp từ thảo dược thiên nhiên, cám gạo ngọc trai và tảo nano của nhật kết hợp với công nghệ ánh sáng E-light.
-  Làm sạch da trước khi tắm bằng các loại thảo dược với hương thơm tinh khiết, dễ chịu.
-  Xông hơi, giải độc tố, làm mềm và mịn da.
- Đưa dưỡng chất Enzyme, vitamin loại bỏ các tế bào chết, lỗ chân lông thông thoáng, da được làm mềm để chuẩn bị tiếp nhận tối đa các dưỡng chất tiếp theo.
-  Tắm trắng bằng tinh chất thảo dược quý, lúc này các sắc tố trên bề mặt da bị loại bỏ, da sẽ sản sinh ra tế bào mới.
-  Đắp mặt nạ toàn thân bằng tinh chất từ bột ngọc trai và cám gạo.
- Đắm mình trong hương hoa thiên nhiên thanh khiết với tinh chất chiết xuất từ các loại hạt giàu dưỡng chất có tác dụng làm mềm và ẩm da.
-  Massage với tinh dầu chiết xuất từ quả oliu giúp cân bằng độ ẩm, da trắng hồng và mịn màng.
Read more…

Chăm sóc những vùng da hay bị bỏ quên

Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc da tốt những vùng da bị che khuất, góp phần hoàn thiện vẻ đẹp hình thể và tăng thêm phần thu hút trước mọi ánh nhìn.

Cổ và ngực
Da cổ và ngực là vùng da vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Nếu chỉ chú ý làm đẹp da mặt mà quên đi cổ và ngực này thì thật là tai hại với những cô nàng ưa thích trang phục khoe được vòng một gợi cảm. Để làm đẹp vùng da này, bạn có thể sử dụng những loại kem tẩy tế bào chết chuyên dụng. Hoặc “thiên nhiên” hơn là dùng nước ép khoai tây thoa lên vùng cổ và ngực khoảng 15 -20 phút vào buổi sáng để có làn da trắng sáng tự nhiên.
chăm sóc da
Chăm sóc da
Gáy và lưng
Vùng da gáy và lưng được xem là nét gợi cảm kín đáo của người phụ nữ. Nó chỉ được khoe ra khi nữ chủ nhân chọn kiểu tóc búi cao hoặc diện những bộ váy khoét lưng sâu trong các buổi party. Hãy xả tóc thật kỹ khi tắm để loại bỏ thủ phạm hàng đầu khiến vùng da này xấu đi là dầu xả tóc và dùng bông tắm cọ thật sạch vùng lưng gáy để tẩy tế bào chết. Sau đó, thoa hỗn hợp lòng đỏ trứng gà, sữa tươi và một ít nước chanh lên vùng da này khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm để làn da ở gáy và lưng luôn đẹp mịn màng.

Da bàn tay và bàn chân
Sở hữu một đôi bàn tay mềm mại và đôi bàn chân trắng ngần là mơ ước của rất nhiều chị em phụ nữ. Nhưng thời tiết lại thường không chiều lòng người nên phần da này thường khó bảo vệ và hay khô ráp. Cách đơn giản để có đôi tay đẹp là rửa tay bằng nước cốt chanh hàng ngày. Vitamin C trong chanh không chỉ giúp da bạn sáng hơn từng ngày mà còn là liệu pháp dưỡng ẩm tuyệt vời. Còn với đôi bàn chân, bạn hãy trộn hỗn hợp dầu tắm cho em bé và đường massage lên hai bàn chân trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Cách này không chỉ giúp da chân sáng mà còn giúp làm mờ dần các vết thâm trên bàn chân. Để hiệu quả hơn, bạn hãy chuẩn bị cho mình một loại kem dưỡng ẩm để dùng vào buổi tối.

 Nếu muốn sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo, bạn đừng quên chăm sóc những vùng da này hàng ngày một cách tỉ mỉ nhé. Mất một chút thời gian để đổi lại hàng vạn ánh nhìn, cũng đáng để quan tâm lắm chứ.

Vùng da dưới cánh tay
Ít ai biết rằng vẻ đẹp của cánh tay thuôn dài, bờ vai gợi cảm và làn da dưới cánh tay trắng mịn lại là những vũ khí lợi hại thu hút mọi ánh nhìn của đấng mày râu. Nhíp nhổ và dao cạo là cách phổ biến mà bạn gái thường dùng để “dọn dẹp vi-ô-lông” ở khu vực này. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vùng da dưới cánh tay trở nên sậm màu và xuất hiện những đốm sần đáng ghét. Và bạn cũng không thể tự tin diện những bộ trang phục sát nách đáng yêu ưa thích nữa. Để vùng da này ngày một đẹp hơn bạn hãy chú ý tẩy tế bào chết một cách thường xuyên bằng chanh hoặc đắp mặt nạ cho vùng da này bằng khoai tây xay nhuyễn trong vòng 15 phút mỗi ngày.
Read more…

Bí quyết làm chậm lão hóa tuổi mãn kinh, sau mãn kinh.

Có thể nói phần lớn cuộc đời người phụ nữ gắn liền với những hi sinh để chăm sóc, vun vén cho gia đình. Đến khi gia đình yên ấm, sự nghiệp ổn định, con cái lớn khôn, người phụ nữ mới có giây phút cho riêng mình để tận hưởng cuộc sống, thì cũng là lúc họ phải đối mặt với hàng loạt những rắc rối.

Chúng ta thường nghĩ đó là do tuổi tác nhưng thực tế nguyên nhân là do sau mãn kinh buồng trứng ngừng tiết nội tiết tố nữ Estrogen. Sự suy giảm đột ngột của Estrogen là cội nguồn của nhiều thay đổi về nhan sắc, hình thể và tâm sinh lý:

Thay đổi về nhan sắc: Da dễ bị nám sạm, đồi mồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn; Ngực nhão, chảy sệ, mỡ tập trung nhiều vùng eo bụng, đùi, bắp chân làm cho cơ thể sồ sề, dễ tăng cân.
mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh
Thay đổi về sinh lý: Mãn kinh là một bước ngoăt lớn trong cuộc sống “gối chăn” của người phụ nữ. Ở độ tuổi này phu quân vẫn còn đang sung sức, nhu cầu tình dục còn cao, trong khi đó ở phụ nữ, sự thay đổi của bộ phận sinh dục khiến ham muốn tình dục giảm dần, âm đạo kém đàn hồi và khô làm cho sinh hoạt vợ chồng khó khăn, gây đau khi giao hợp... Tất cả kéo theo những chấn thương về mặt tâm lý đe dọa hạnh phúc gia đình.

Thay đổi về tâm lý: thiếu hụt estrogen khiến người phụ nữ có những cơn bốc hỏa, vã mồ hôi, cáu gắt, hồi hộp lo âu, mất ngủ thâm chí có những trường hợp làm thay đổi tính tình.

Nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, xương khớp:
Estrogen có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa mạch, giúp gắn kết canxi vào khung xương, chống loãng xương. Khi hormon này ngừng tiết sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch như huyết áp cao, bệnh mạch vành, loãng xương.

Bí quyết làm chậm lão hóa tuổi mãn kinh, sau mãn kinh:
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, để hạn chế quá trình lão hóa và khắc phục các triệu chứng khó chịu ở thời kỳ tiền mãn kinh, sau mãn kinh cần phải sử dụng kết hợp các liệu pháp sau:

- Bổ sung estrogen: Thực tế cho thấy, sau vài tuần điều trị bằng liệu pháp estrogen tổng hợp (thuốc Tây) đã giúp cho rất nhiều phụ nữ vượt qua thời kỳ khó khăn này. Tuy nhiên, liệu pháp này có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, có thể gây ung thư vú, tử cung…Vì vậy liệu pháp hiệu quả và an toàn nhất là sử dụng estrogen từ thảo dược. Đây là biện pháp hữu hiệu an toàn thay thế cho liệu pháp estrgen tổng hợp.

- Bổ sung Colagen tự nhiên: Sự thiếu hụt estrogen làm cho các sợi collagen bị mỏng đi, mất tính đàn hồi. Mặt khác ở độ tuổi này sự tổng hợp collagen chậm lại, tốc độ phân hủy tăng lên, vì vậy làn da càng bị lão hóa nhanh, chảy sệ.

- Bổ sung Canxi và Vitamin D: Sau khi mãn kinh người phụ nữ rất dễ bị loãng xương, xương dễ gẫy, do sự giảm hấp thụ Canxi và Vitamin D. Vì vậy cần thiết phải bổ sung ở giai đoạn này.

-   Sử dụng các thảo dược có tác dụng sinh huyết, bổ huyết, giúp cho tế bào máu tăng vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, hạn chế các bệnh lý.
Read more…

Thiếu máu lên não có thể chết đột ngột

Thiếu mãu lên não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhũn não, xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc chết đột ngột.

PGS.TS Nguyễn Minh Hiện - Trưởng khoa Đột quỵ Não, Bệnh viện 103cho biết: “Thiểu năng tuần hoàn não là một trạng thái bệnh lý, có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng cùng chung một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu lên não”.
bốc hóa
Thiếu máu não không chỉ có ở người già mà ngay cả công sở cũng bị
Có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý thiếu máu lên não đó là: Vỡ xơ vữa động mạch và thoái hoá đốt sống cổ, điều này sẽ khiến hẹp lòng mạch máu nuôi não và đè ép vào mạch máu nuôi não làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não... gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh lý này là: Nhức đầu; hoa mắt, chóng mặt, ù tai; mất ngủ, rối loạn giấc ngủ; suy giảm trí nhớ, mất tập trung; tê bì, nhức mỏi chân tay, mệt mỏi. Ngoài ra, có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa, chậm chạp, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dần...

“Đối tượng thường mắc căn bệnh này là những người trung niên, người cao tuổi và người lao động trí óc với cường độ cao. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhũn não, xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc chết đột ngột”, PGS.TS Nguyễn Minh Thiện cho biết.

Trả lời câu hỏi thiếu máu não có di truyền từ đời này sang đời khác không? Ông Hiện khẳng định: “Bệnh lý thiếu máu lên não là căn bệnh không di truyền, vì thế việc phòng bệnh là hết sức cần thiết. Đối với người cao tuổi, trong chế độ ăn uống cần hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều mỡ, cần tăng cường trong khẩu phần ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau nhiều màu sắc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên đi khám định kỳ để tránh xảy ra tai biến do bệnh thiếu máu lên não gây ra”.

Một vấn đề khác cũng được rất nhiều người quan tâm, đó là việc khi bị thiếu máu lên não thì nên điều trị đông y hay tây y? Theo Th.s Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện 108: “Hiện rất khó để khẳng định điều trị khỏi hẳn bệnh thiếu máu lên não bằng đông y hay tây y. Theo quan điểm của tôi là phải kết hợp cả đông y và tây y trong quá trình điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất”.

Đồng thời bác sĩ Toàn cho biết, hiện có rất nhiều loại thuốc đông y và tây y điều trị bệnh thiếu máu lên não. Những loại thuốc đông y chứa thành phần gồm bạch quả, hồng hoa, ngưu tất… Những thành phần này sẽ giúp hoạt huyết tăng lưu lượng máu não, phá ứ huyết, hoạt huyết thông mạch giúp cung cấp oxy nuôi dưỡng tế bào não. Ức chế kết tập tiểu cầu, giảm độ dính của máu, ngăn ngừa huyết khối và tai biến mạch máu não…

Não là cơ quan trọng yếu của cơ thể, rất nhạy cảm với việc thiếu ôxy, vì vậy thiếu máu não sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung, nhất là với hệ thần kinh trung ương.

Khi bị thiếu máu não, người bệnh có thể bị rối loạn cảm xúc, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ... gây cho người bệnh nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt. Tình trạng thiếu máu não xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não, để lại những di chứng nặng nề. 

Ở người cao tuổi, theo quá trình lão hóa cùng tuổi tác, những thay đổi ở hệ tim mạch ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Trong đó, xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây thiếu máu não ở người cao tuổi. 80% các trường hợp bị thiếu máu não là do sự lão hóa mạch máu và xơ vữa động mạch làm cho mạch máu dày và cứng dần lên, lòng mạch hẹp lại, giảm lưu lượng máu tuần hoàn lên não.
Read more…

Mẹo chăm sóc da khô hằng ngày

Để khắc phục tình trạng da khô, các chị em cần quan tâm, chăm sóc da đúng cách và đều đặn.

Thời tiết thay đổi, bụi bẩn và ô nhiễm, làm việc trong máy điều hòa hàng giờ, hay thói quen tắm nước nóng sẽ làm da dễ bị tổn thương và trở nên khô và nhạy cảm. Những vết nứt nẻ, thô ráp là điều mà những chị em luôn cảm thấy tự ti. Do đó, để khắc phục tình trạng da khô và mang đến nét đẹp tươi trẻ, khỏe mạnh cho làn da, các chị em cần quan tâm, chăm sóc da mỗi ngày.

Da khô là da thiếu lớp lipid sinh lý ở thượng bì, làm tăng mất nước qua da và biểu hiện là da mỏng, dễ tổn thương và dễ bong tróc, nứt nẻ.

Da khô có độ đàn hồi kém. Các dấu hiệu lão hóa thường đến sớm hơn các loại da khác, làm cho bạn trông già hơn.

Da khô khiến bạn khó chịu thậm chí ngứa, dễ bị kích ứng do hàng rào lipid sinh lý bảo vệ da bị tổn thương làm tăng sự thâm nhập của các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. Thường thì da khô hay xuất hiện vào mùa khô hanh khi độ ẩm không khí thấp cộng với các hệ thống sưởi, quần áo sẽ làm da bạn mất đi độ đàn hồi, ẩm vốn có của nó.

Da khô cần được cân bằng độ ẩm mỗi ngày
- Rửa mặt

Bạn không nên dùng sữa chứa nhiều hương liệu và hóa chất mà hãy dùng những loại chứa chất dưỡng ẩm. Khi rửa mặt, đừng nên chà xát da quá mạnh mà nhẹ nhàng mát-xa để da thật thoải mái. Sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm vừa phải để rửa mặt sẽ tốt hơn cho làn da khô của bạn so với nước quá ấm. Bởi nước nóng sẽ làm trôi đi lớp lipid sinh lý tự nhiên làm da bạn càng trở nên khô hơn. Điều này cũng áp dụng tương tự cả khi bạn rửa tay hoặc tắm.

- Dưỡng ẩm bằng các sản phẩm tự nhiên
chăm sóc da

Chăm sóc da khô giúp làm ẩm các lớp biểu bì khô nhất là những đoạn khuỷu tay, bàn tay. Khi bạn thấy da mình bị khô thì nên thoa một lớp mỏng dầu olive hữu cơ kèm theo kem dưỡng ẩm lên da của bạn. Đây chính là liệu pháp chống oxy hóa và cung cấp các axit béo tốt cho da. Ngoài ra, các chất dưỡng ẩm thông thường, trong thành phần có chất nhũ hóa, chỉ giúp giảm khô da tạm thời và dễ bị rửa trôi khi tắm. Do đó, nếu muốn làn da hết khô các chị em nên sử dụng những sản phẩm sữa dưỡng ẩm với thành phần và cấu trúc lipid sinh lý thấm sâu vào da, giúp duy trì độ ẩm lâu dài, nuôi dưỡng và phục hồi lớp chất béo tự nhiên của da lấy lại vẻ tươi trẻ mỗi ngày. Những sản phẩm chăm sóc da nên được sản xuất theo công nghệ cấu trúc màng da (DMS), không chứa chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản không sinh nhân mụn giúp bảo vệ và phục hồi làn da hàng ngày, mang đến cho phụ nữ làn da đẹp thật sự từ bên trong.

- Dinh dưỡng hợp lý
chăm sóc da

Ngoài những chế độ chăm sóc dưỡng bên ngoài thì một chế độ ăn uống giàu vitamin A, C, E, magiê, axit béo thiết yếu cũng sẽ giúp nuôi dưỡng làn da của bạn từ bên trong để chống khô da. Để tránh da khô bạn nên ăn các loại chất béo tốt, chẳng hạn như chất béo không bão hòa đơn hoặc các axit béo thiết yếu. Cố gắng ăn ít nhất 2 muỗng canh một loại dầu ép từ các loại hạt mỗi ngày, nó sẽ làm ẩm đáng kể cho da và ngăn không cho nó khô thêm nữa. Chẳng hạn dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, vv...

Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống nước đầy đủ để da bạn được cung cấp độ ẩm hợp lý. Nước sẽ giúp làm căng da, tránh tình trạng mất nước cho da.

- Tránh xa những tác nhân làm khô da
Với những người da khô, việc giữ gìn bảo vệ da là tối quan trọng để giúp da bạn không bị nứt nẻ. Bạn nên tránh tiếp xúc với xà phòng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh. Nếu buộc phải làm việc nhà, bạn nên trang bị găng tay để bảo vệ da.

Khi đi đường, bạn nên che chắn cẩn thận với khẩu trang, mũ, áo chống nắng để hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng, khói bụi gây hư tổn cho làn da khô của mình.
Read more…

Bí quyết chăm sóc và trang điểm cho da dầu

Dưới đây là bí quyết trang điểm chăm sóc da để da bạn không còn phải lo lắng về làn da bóng dầu, thiếu thẩm mỹ nữa.

Trước tiên là những gợi ý để chăm sóc da dầu:

Đừng rửa mặt quá nhiều:
Bạn luôn nghĩ rằng rửa mặt nhiều sẽ làm da bớt nhờn, không đúng chút nào, rửa mặt nhiều da bạn sẽ càng nhờn. Tốt nhất là rửa mặt một lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi tối, thế là đủ.

Tẩy da chết ít hơn:
Việc loại bỏ những tế bào da chết khiến bạn trẻ ra nhưng nếu bạn tẩy da hàng ngày thì tác dụng ngược lại sẽ làm da bạn nhờn hơn. Chỉ một tới hai lần/tuần là đủ.

Không dùng nhiều kem dưỡng ẩm:
Lợi thế của da dầu là có thể tự dưỡng ẩm, bạn chỉ nên dùng kem dưỡng trong những ngày hanh khô thôi. Bên cạnh đó, một sự thật là những người da dầu có ít nếp nhăn hơn và trông cũng trẻ trung hơn người cùng tuổi.
chăm sóc da
Chăm sóc da trước khi trang điểm
Sử dụng Vitamin và kem dưỡng mắt:
Với da dầu, dùng thêm Vitamin sẽ không có lợi vì da dầu đã đủ khỏe rồi, Vitamin có thể gây kích ứng và dị ứng bạn. Nếu bạn ngoài 25 tuổi, bạn nên dùng một chút kem dưỡng mắt, mi mắt bạn sẽ hầu như không có nếp nhăn nào.

Cách dùng kem chống nắng:
Sử dụng kem chống nắng là cách tốt nhất để bảo vệ làn da của bạn, tuy nhiên đối với da dầu thì điều này có một sự khác biệt nho nhỏ. Bạn cần lựa chọn loại kem nào không bít lỗ chân lông trên da đồng thời vẫn có tác dụng chống nắng thật tốt. Với da dầu, kem chống nắng có chỉ số từ 30 đến 50 SPF là phù hợp.

Uống nhiều nước:
Da càng nhờn bạn càng nên uống nhiều nước, đây là bí quyết quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, giảm dầu, giảm mụn cho làn da.

Giữ tóc luôn sạch sẽ:
Hầu hết những người có làn da dầu cũng có mái tóc khá nhờn và dễ bẩn. Giữ tóc luôn sạch sẽ làm giảm đáng kể lượng dầu trên da mặt của bạn.

Khi đã có một làn da dầu khỏe mạnh nhờ chăm sóc tốt bạn đã sẵn sàng để trang điểm thật đẹp.

Nguyên tắc đầu tiên: bạn phải tránh các loại mỹ phẩm gây nghẽn lỗ chân lông, nên tìm các sản phẩm không có Paraben, không gây mụn, không chứa Sulfate và dầu. Hầu hết các hãng mỹ phẩm đều liệt kê thành phần cấu tạo, bạn có thể dễ dàng tránh được các loại mỹ phẩm không phù hợp với mình.

Và sau đây là các bước tuần tự khi bạn trang điểm:
chăm sóc da
1. Luôn trang điểm với làn da thật sạch.

2. Thoa một chút Essence hoặc Serum cùng với kem mắt, chờ khoảng một – hai phút để kem ngấm vào da. Với da dầu, bạn hạn chế dùng Essence là tốt nhất.

3. Thoa một lớp kem chống nắng thật mỏng.

4. Đánh phấn nền.

5. Dùng một chút kem che khuyết điểm nếu bạn muốn ẩn đi vài nếp nhăn hay đơn giản là nốt ruồi.

6. Thoa BB Cream. Chờ khoảng một phút để cream ngấm vào da bạn.

7. Đánh phấn phủ (Loose powder) bằng một cây cọ thật sạch.

8. Tiếp đó là kẻ mắt, dùng mascara, đánh má hồng và tô son môi.

9. Hạn chế chạm tay lên da mặt sau khi trang điểm.

Giờ thì bạn đã có một gương mặt thật hoàn hảo, không còn lo lắng về da dầu.
Read more…