Tê nhức chân tay là triệu chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh lành tính dễ điều trị đến bệnh phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị tê chân tay
Thông thường, tê nhức chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, kiến bò, rất khó chịu. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…
Chị Mai Trang (Thái Hà- Đống Đa) đang mang thai ở tháng thứ 5. Chị có cảm giác rất khó chịu ở các đầu ngón tay ngon chân nhiều khi nửa đêm giật mình thức giấc, thấy tay hoặc chân như mất cảm giác, rồi lại có lúc như có kim châm, có kiến bò khiến cho chị mất ngủ liên tục. Bệnh này, dù được coi là lành tính, nó cũng sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của thai phụ. Càng về cuối thai kỳ thì dấu hiệu của việc tê tay chân càng gia tăng, đi khám bác sĩ chị mới biết khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân, đồng thời thai to chèn ép các mạch máu. Việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi. Mặt khác do thai phụ lười vận động, hoặc tay chân bị chèn ép khi ngủ, hoặc thực hiện một số tư thế đứng, ngồi xổm quá lâu… làm máu kém lưu thông dẫn đến việc tê tay chân.
Chị Thùy Trang nhân viên văn phòng (khu Chung cư tổng công ty sông Đà- Thanh xuân) cho biết khoảng 1 năm trước, thỉnh thoảng chị thấy tê các đầu ngón tay, ngón chân, cảm giác như châm chích nhất là những lúc trở trời nóng lạnh thất thường. Vì công việc bận rộn không có thời gian đi khám càng ngày chị thấy tình trạng
tê tay chân càng nặng. Đợt khám sức khỏe định kỳ của cơ quan các bác sĩ khám cho chị biết đây là triệu chứng ban đầu của xơ vữa động mạch nhưng nhiều người chủ quan, xem nhẹ và khi bị liệt nhẹ hoặc thậm chí bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều dầu mỡ, áp lực trong công việc, trong cuộc sông…
Trường hợp bác Lan (Thịnh Liệt – Hoàng Mai) lại khác không phải mang bầu như chị Trang nhưng với bác bị bệnh tiểu đường gần 5 năm nay nên phải ăn kiêng đủ thứ và cứ về đêm khắp các chi của bác cả chân và tay rất te buốt nên gây cản trở cho bác trong các công việc hàng ngày.
Khi đi khám bác sĩ bác mới biết nguyên nhân là do biến chứng từ bệnh tiểu đường.
Hiện tượng tê tay chân xảy ra như vậy do việc quản lý đường huyết trong bệnh tiểu đường không tốt, dẫn đến biến chứng. Biến chứng ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có rối loạn cảm giác ở hai chi dưới, bàn tay. Biến chứng này khiến bệnh nhân có cảm giác tê bì hoặc như kim châm.
Cần khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt bệnh lý
Theo Thạc sỹ- Bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, bệnh tê chân tay thuộc bệnh lý việc đầu tiên là sẽ tìm hiểu về tiền sử của bệnh, môi trường làm việc và xã hội của bệnh nhân, khả năng nhiễm độc tố, nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng như tiền sử gia đình.
Bệnh nhân có thể được hướng dẫn xét nghiệm máu tìm ra bệnh đái tháo đường, thiếu vitamin, rối loạn chức năng gan hay thận cũng như rối loạn chuyển hóa và dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, kiểm tra hoạt động của hệ thần kinh. Khi cần, có thể chụp CT, chụp cộng hưởng từ hay sinh thiết vùng da có sợi thần kinh để có chẩn đoán chính xác nhất. Khi sử dụng một vài loại thuốc không đúng quy cách cũng sinh ra hiện tương tê tay chân hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Để giảm tình trạng bênh tê tay chân người bệnh cần phải tập thể dục, vận động cho cơ thể khỏe, tạo được chất đàn hồi tốt, người bệnh có thể ngâm tay trong nước nóng có pha muối cho mạch máu nở ra sẽ đỡ tê, nắm bàn tay lại xoè mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại để giúp cho khí huyết lưu thông.
Chúng ta phải có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vi chất kịp thời, tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay gồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay và tránh hoặc hạn chế uống nhiều rượu. Bên cạnh đó, cần loại bỏ thói quen thuốc vì hút thuốc làm siết lại nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh ngoại vi.
Ngoài ra, với mùa đông giá rét chúng ta có thể dùng túi chườm tay chân sẽ giúp bạn thư giãn toàn thân. Chườm nóng giúp giảm đau, nhức mỏi dưới lòng bàn chân hay là để sưởi ấm chân của bạn trước khi đi ngủ. Chườm lạnh giúp làm giảm sưng, giảm đau khớp và thúc đẩy cơ thể thư giãn.
Nhưng nếu thấy hiện tượng tê chân tay ngày càng nặng, nhất là những người bị tiểu đường, phụ nữ mang thai, người bị tim mạch cần có chế độ khám sức khỏe định kỳ để năm bắt bệnh lý để tránh trường hợp tai biến.