Trước đây tuần hoàn máu kém thường gặp ở người cao tuổi do chức năng của hệ tuần hoàn suy giảm. Nhưng ngày nay, hội chứng này còn gặp cả ở những người trẻ tuổi do ít vận động…
Từ giàu đến nghèo: Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ăn uống thiếu chất sẽ không cung cấp đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu dẫn đến thiếu máu,
tuần hoàn máu kém, suy nhược cơ thể. Ngược lại, chế độ sinh dưỡng quá dư thừa, ăn uống không kiểm soát lại dẫn đến các bệnh lý như đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch… gây xáo trộn các thành phần trong máu, làm thay đổi tính chất của máu, cản trở quá trình
tuần hoàn máu trong cơ thể.
|
Tuần hoàn máu |
Nỗi khổ chung mang tên “tuần hoàn máu kém”
Nguyên nhân gây ra tuần hoàn máu kém ở mỗi người có thể khác nhau nhưng khi mắc phải hội chứng này, người bệnh thường có chung một số triệu chứng.
Những dấu hiệu dễ nhận thấy do
tuần hoàn máu kém tới não, giảm lượng máu cung cấp cho não bộ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc và khó có thể ngủ trở lại.
Ngoài ra, một số dấu hiệu dễ bị bỏ qua khi tuần hoàn máu kém đến các chi, chân tay không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động như tê mỏi chân tay, lạnh chân tay, đau nhức vai gáy. Tuần hoàn máu kém khiến cho lượng máu đến các cơ trở nên “thiếu hụt” nên khi chúng ta hoạt động thể lực, chân tay sẽ nhanh bị tê mỏi hay chuột rút.
Về lâu dài, tuần hoàn máu kém còn ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của nhiều bộ phận khác trong cơ thể như tim, gan, thận, dạ dày…
Phòng bệnh: sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý
Ngay từ khi còn trẻ, chúng ta cần có trách nhiệm hơn với bản thân, chăm lo cho sức khỏe của chính mình. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh không thuốc lá, hạn chế bia rượu, vận động và tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh tật trong đó có chứng tuần hoàn máu kém.