Vi chất dinh dưỡng là những chất rất cần thiết cho sức khỏe của con người. Trong cơ thể, thiếu vi chất dinh dưỡng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm phát triển thai nhi trong bụng mẹ, chậm tốc độ tăng trưởng của trẻ em… và ảnh hưởng tới sức khỏe, trí tuệ, khả năng lao động của con người.
1. Sự suy yếu của xương
Duy trì sự chắc khỏe cho xương sẽ giúp bạn giữ được vóng dáng gọn gàng và cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là khi đã có tuổi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy xương đã có dấu hiệu suy yếu, bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mình vì đây có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, C, D, K, crôm, kẽm, ma-giê.
Tình trạng suy yếu của xương nếu quá nghiêm trọng có thể gây ra bệnh còi xương ở trẻ em hoặc loãng xương ở những người lớn tuổi.
2. Cảm giác mệt mỏi
Mức năng lượng có thể là một trong những chỉ số tốt nhất về chất lượng ăn uống. Nếu ai đó thường phải đấu tranh với cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng trong các hoạt động hàng ngày, có khả năng chế độ ăn uống của người đó nặng về các carbohydrate và thiếu protein, cũng có thể liên quan đến thiếu vitamin C.
3. Tóc cứng như rơm
Một cơ thể khỏe toàn diện cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nang tóc khỏe cũng không ngoại lệ. Chế độ ăn dẫn đến
suy dinh duong nghiêm trọng có thể làm cho tóc khô giòn hoặc tệ hơn là rụng tóc.
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn có ít protein, axit béo thiết yếu và các chất dinh dưỡng như vitamin C, kẽm và sắt có liên quan đến rụng tóc, thưa tóc và mất sắc tố. Sự thiếu hụt các vitamin nhóm b như B5, B6, B1, biotin hay clo cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc luôn giòn, dễ gãy và không bóng mượt.
4. Sự suy yếu của hệ miễn dịch
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể có đủ sức mạnh để chống lại sự tấn công của những căn bệnh truyền nhiễm. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Trong trường hợp hệ miễn dịch bị suy yếu, khả năng phòng vệ của cơ thể sẽ giảm sút, bạn dễ mắc bệnh hơn bình thường. Tình trạng này thường có liên quan đến sự thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, C, D, E, crôm, selen, ma-giê và kẽm.
5. Các rắc rối trên da
Mụn, chàm, đồi mồi… là những rắc rối về da phổ biến nhất mà nhiều người hay mắc phải. Đây chính là kết quả của việc bạn đã không chú ý đúng mức đến chế độ dinh dưỡng thường ngày của mình.
Do đó, thay vì dành thời gian cho việc giải quyết những vấn đề đang xuất hiện trên da, bạn nên bổ sung thêm các vitamin như A, B3, biotin, B8, C, E cùng với các a-xít béo omega-3, đồng, kẽm, selen vào khẩu phần của mình.
6. Những trục trặc ở hệ tiêu hóa
Sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa được quyết định bởi lượng dinh dưỡng mà bạn nạp vào cơ thể. Một chế độ ăn uống nghèo nàn dưỡng chất có thể gây ra nhiều rắc rối cho hệ thống tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy.
Thông thường, những vấn đề này liên quan đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B1 và sắt, B8, B12, C, D, E, K, selen, ma-giê hay kẽm.
7. Sức khỏe móng tay
Nếu móng tay của bạn có vẻ không khỏe mạnh, có thể cơ thể bạn đang thiếu khoáng chất cần thiết. Những dấu hiệu dễ thấy trên móng tay là đốm trắng - một dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm.
Móng tay mỏng và có các đường cong hoặc gợn sóng - dấu hiệu của thiếu máu.
8. Khó tập trung
Bộ não con người phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng tốt, đặc biệt là một lượng đầy đủ các axit béo omega-3. Chế độ ăn kém dinh dưỡng dễ dẫn đến bộ nhớ có vấn đề và khó tập trung.
Trong lĩnh vực này cần lưu ý, một nghiên cứu năm 2013 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chất béo omega 3 trong phát triển nhận thức ở tất cả các giai đoạn cuộc sống.
9. Chảy máu lợi
Khả năng thiếu Vitamin C. Thiếu vitamin C, người lớn bị viêm lợi, chảy máu chân răng, tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu không được bổ sung kịp thời có thể tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim.
Trẻ còn bú thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới, dễ chảy máu dưới da, vết thương lâu lành. Thêm vào đó, do dễ bị nhiễm trùng và trầm cảm, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da) cũng là những triệu chứng thiếu do thiếu vitamin C.
Vì vậy, hàng ngày nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, tốt nhất là phải ăn khoảng 5 lạng rau và 2 đến 3 lạng trái cây. Nấu nướng thì nên xào nhanh hoặc trộn sống. Nguồn cung cấp vitamin C chủ yếu là từ rau xanh, trái cây như là ớt, rau câu, cà chua, cam, quýt, táo xanh; động vật thì có gan, thận.
10. Tăng hoặc giảm cân quá mức
Tăng hoặc giảm cân không chủ ý là dấu hiệu cảnh báo cho thói quen ăn uống thiếu chất. Giảm cân quá mức thường là một chỉ số quan trọng của suy dinh dưỡng, đặc biệt trong các trường hợp liên quan đến bệnh.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, bệnh nhân ung thư phải phẫu thuật có 5,18% giảm cân không chủ đích và 75% có nguy cơ suy dinh dưỡng cao.
Trong khi đó tăng cân ngoài mong muốn thường chỉ ra rằng chế độ ăn uống nặng về calo nhưng lại cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng. Để duy trì cân nặng, điều quan trọng là tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có chất xơ và protein nạc.