Thoát vị đĩa đệm cột sống là một căn bệnh phổ biến, có nguy cơ tàn phế do liệt, teo cơ chi hoặc những chứng đại tiện không ý thức được do rối loạn cơ tròn, làm người bệnh cảm thấy khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.
Chi phí điều trị
bệnh thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng rất tốn kém và khá nguy hiểm cho bệnh nhân, do đó cần chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.
|
Đĩa đệm bị thoát vị |
Bà Phạm Thị Tuyết Mai, bị thoát vị đĩa đệm và điều trị tại bệnh viện Việt Đức là một ví dụ điển hình cho căn bệnh này. Bà Mai cho biết, bà đã bị thoát vị đĩa đệm khoảng 15 năm, lúc đầu thì chỉ đau ở chân và tay, nhưng dần về sau càng lan dần và buốt. Bà đã tìm đến đông y để điều trị như nhiều người khác, nhưng bệnh không khỏi mà dấu hiệu ngày càng nặng hơn. Dù trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ở nước ngoài, nhưng sau một thời gian ngắn thì bệnh quay trở lại.
Bà Mai nói : “Lúc đầu tôi có dấu hiệu
đau lưng, tê chân do tôi bị thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh. Chân rất đau, buốt, không đi nổi, ngồi cũng không được, thở khó khăn, và chân cũng tím đen lại”
Đĩa đệm cột sống có hình đĩa, có tác dụng như bản lề, giúp cột sống vững chắc, nằm giữa 2 đốt sống, quan trọng là giúp cho cơ thể vận động đoạn cổ và
thắt lưng. Theo các nghiên cứu đã được thực hiện thì thoát vị đĩa đệm không do tuổi tác mà là do thoái hóa đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo, không còn trương lực, đàn hồi, giảm chiều cao. Những động tác đột ngột ở tư thế không đúng hay nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Thách, hiện là chủ nhiệm khoa Phẫu thuật cột sống, phó giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết : “Lúc đã bị thoát vị đĩa đệm, cũng là lúc trong đĩa đệm đã kém nhân nhầy, những vòng cơ bị xơ hóa. Khi bị viêm dị ứng nhân nhầy (là một phần cứng) sẽ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm, hay còn gọi là khô đĩa đệm. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau lưng, sau đó dần dần lan xuống chân. Tùy vào mức độ tổn thương của đĩa đệm như thế nào, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau xuống bàn chân, gót chân hay đau lan mặt sau của đùi. Trường hợp thoát vị
đĩa đệm cột sống (thắt lưng) thì bệnh nhân thậm chí có thể không đi lại được, mất khả năng co chân. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, khi bệnh nặng thì người bệnh có thể liệt hoàn toàn”.
Bệnh thoát vị đĩa đệm chia làm 4 giai đoạn, bệnh nhân nằm trong giai đoạn đầu thì chỉ phục hồi chức năng kết hợp điều trị nội khoa. Vào giai đoạn 2, 3 thì cần điều trị bằng sóng cao tần. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ 7 trường hợp phải phẫu thuật trong 100 ca bị bệnh thoát vị đĩa đệm.
|
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng |
Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Thạch cũng cho biết : ”Sử dụng sóng cao tần là cách điều trị, tái tạo nhân nhầy đĩa đệm. Nghĩa là phục hồi đĩa đệm bị tổn thương nhưng chưa hỏng hoàn toàn. Hai giai đoạn sau, người bệnh cần phải chữa trị bằng phẫu thuật nội soi, điều trị đĩa đệm lệch bên phải hay bên trái. Bệnh nhân có thể tỉnh hoàn toàn khi điều trị bằng sóng cao tần, cách này cũng rất an toàn”.
Sau khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần phải có các biện pháp phòng bệnh tái phát. Hoạt động các động tác sinh hoạt hằng ngày, phù hợp với tình trạng bệnh đau cột sống thắt lưng. Để tránh sức chịu đựng quá mức lên cột sống, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần đeo đai lưng hoặc bị thoát vị đĩa đệm cần đeo yếm cổ. Nên tập thể dục thể thao đều đặn, không quá sức để nâng cao thể lực.