Có rất nhiều người nghĩ rằng bệnh thận có liên quan đến bệnh
đau lưng. Nhưng thực tế điều này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Các dấu hiệu như chấn thương, đau thần kinh tọa…cũng có thể là biểu hiện của
đau thắt lưng.
Vị trị của đau thắt lưng là ở 1/3 dưới của lưng. Bệnh nhân có thể bị đau ở tại các điểm cạnh cột sống thắt lưng hoặc đau một chỗ tại giữa cột sống. Có khi cảm giác đau lan sang cả 2 bên.
|
Đau thắt lưng |
Đau thắt lưng được chia làm nhiều loại như : mạn tính, tái phát, cấp tính. Đau cấp tính là hiện tượng bệnh xảy ra đột ngột, dần dần hay dữ dội khi làm việc hoạt động trong tư thế sai, ví dụ cúi lưng nhấc vật nặng, cũng có thể do làm việc khom lưng lâu dù là công việc nhẹ trong văn phòng, ngồi lâu sai tư thế. Trải qua giai đoạn cấp thì người bệnh sẽ khỏi đau hoặc chuyển qua giai đoạn mạn tính. Có đến 10 – 15% trường hợp
đau thắt lưng cấp tính không được điều trị kịp thời nên đã chuyển qua giai đoạn mạn tính.
Đau thắt lưng còn có một biến chứng rất nguy hiểm là đau thần kinh tọa, là một biến chứng của bệnh, đa số là do
thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Người bệnh có cảm giác rất đau đớn, di chuyển đi lại khó khăn, thắt lưng bị vẹo sang bên, trường hợp nặng sẽ bị liệt chi dưới, gây tàn phế.
Đau thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là chấn thương do nghề nghiệp, tai nạn, chơi thể thao…và những tác động của quá trình thoái hóa cơ thể. Thường gặp nhất là những nghề cần phải ngồi lâu, đứng trong thời gian dài như phi công, giáo viên, thợ may, nhân viên văn phòng, tài xế, phi công…Lúc ấy, các khối cơ chống đỡ vùng thắt lưng bị mệt, nên làm cho tư thế bị sai. Nếu kéo dài thì tình trạng này sẽ làm giãn các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng, gây đau. Cần phải chú ý điều chỉnh tư thế để tránh thành thói quen, lâu ngày bệnh nhân sẽ bị biến dạng các đốt sống, sẽ bị đau thường xuyên hơn.
Đau thắt lưng có các biến chứng nguy hiểm như teo cơ bắp chuối hoặc các nhóm cơ trước ngoài của cẳng chân, liệt thần kinh do chèn ép, mất cảm giác vùng thần kinh tổn thương dẫn đến loét da.
Hiện tại, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh nên phương pháp chủ yếu để điều trị là giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, lao động. Lúc quay đầu, mặc quần áo, mang giầy, làm vệ sinh, nằm, ngồi, lên xuống xe, khiêng vật nặng…đều phải tìm hiểu và thực hiện đúng tư thế. Duy trì hợp lý độ cong của vùng thắt lưng khi ngồi, đứng trong thời gian dài. Dù chỉ là phương pháp đơn giản nhưng nó lại là cách thức phòng bệnh hiệu quả nhất.
Trong hơn 90% trường hợp bệnh đau thắt lưng cấp, bệnh nhân có thể sớm được chữa khỏi đau. Do bệnh có nguồn gốc cơ học, làm việc, hoạt động sai tư thế. Chỉ cần điều trị bảo tồn đúng phương pháp là sẽ khỏi bệnh và trở lại công việc bình thường. Thời gian để điều trị bảo tồn trung bình khoảng 3 tháng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời. Tuy nhiên cũng cần chú ý là phần lớn thuốc giảm đau kháng viêm thường đi kèm với các biến chứng như viêm, xuất huyết, thủng dạ dày.