Mẹo đơn giản phòng tránh đau thắt lưng

Đau thắt lưng là một trong những hội chứng rất thường gặp trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và trong cuộc sống hằng ngày. Chi phí dành cho việc điều trị khá lớn.

Đau thắt lương là đau ngang lưng quần, đau có thể khu trú một nơi ở giữa cột sống hoặc đau ở các điểm cạnh cột sống thắt lưng, hai bên đường giữa. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên làm cho nhiều người lầm tưởng là đau thận.

Các dạng đau thắt lưng:
- Đau thắt lưng cấp tính: Xảy ra thình lình, dần dần hoặc dữ dội sau khi khiêng, nhấc vật nặng trong tư thế cúi lưng hay trong các tư thế sai khác khiến ngay sau khi khiêng người bệnh không đứng thẳng người lên được, phải đi đứng lom khom.

- Đau thắt lưng mạn tính: Sau giai đoạn cấp tính bệnh nhân hoặc khỏi đau hoặc diễn biến thành đau mạn tính trong 10% đến 50% các trường hợp. Bệnh nhân đau dai dẳng nhất là khi ngồi lâu, làm nặng hoặc làm những việc thường hay phải cúi lưng.

- Đau thắt lưng - Đau thần kinh tọa: Diễn biến nặng hoặc ngay tức thì của đau thắt lưng cấp tính hoặc sau một thời gian đau thắt lưng mạn tính là đau thắt lưng – đau thần kinh tọa.
đau thắt lưng

Ai có thể mắc bệnh?
PGS.TS. Trần Văn Chương, Trung tâm Phục hồi chức năng BV Bạch Mai cho biết, thắt lưng là vùng được giới hạn từ bờ trên hai xương cánh chậu đến bờ dưới xương sườn 12, hai bên là hai cơ thẳng lưng. Đoạn cột sống thắt lưng có 5 đốt sống từ thắt lưng 1 đến thắt lưng 5 với 6 đĩa đệm (có 2 đĩa đệm chuyển đoạn ngực - thắt lưng và thắt lưng - cùng). Đoạn thắt lưng là đoạn chịu sức nặng của nửa trên cơ thể kháng lại trọng lực nên cấu tạo khỏe, chắc. Vùng thắt lưng có tầm vận động rộng gồm các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay.

Đau thắt lưng có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột sau một vận động mạnh hoặc vận động không đúng tư thế; trong trường hợp này chỉ cần nằm nghỉ, dùng thuốc giảm đau thông thường, điều trị vật lý sau một thời gian đau vùng thắt lưng cũng sẽ thuyên giảm, nhưng vấn đề quan trọng là phục hồi lại chức năng vận động của vùng thắt lưng và đề phòng đau thắt lưng cấp và đau tái phát.

Cách phòng ngừa đau thắt lưng
Theo PGS.TS. Trần Văn Chương , đau thắt lưng là một trong những chứng bệnh hay tái phát nhất. Có thể những lần đau sau là do tổn thương thực thể của cột sống hoặc do một tình trạng bệnh lý mới xuất hiện, nhưng rất nhiều trường hợp đau thắt lưng cấp và đau tái phát là do người bệnh vận động ở tư thế không đúng.

Một trong những cách phòng ngừa đau lưng cấp và đau lưng tái phát hiệu quả nhất là giữ cho cơ thể ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:

Đứng: Khi đứng cần đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống đặc biệt là đoạn thắt lưng. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình cao lên đặc biệt là thói quen thường xuyên dùng giày hoặc guốc cao gót. Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế các động tác cúi làm gấp cột sống.

Ngồi: Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp với cơ thể mình để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng hai bên vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Những người đã bị đau lưng đặc biệt là thoát vị đĩa đệm không được ngồi xổm, hạn chế các tư thế làm gấp cột sống.

Khi bê hoặc nâng đồ vật lên: Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau:

- Hai bàn chân đứng cách nhau một khoảng rộng phù hợp để tạo chân đế vững chắc. 

- Ngồi xổm xuống (bằng cách gấp khớp gối và khớp háng) không cúi gấp cột sống. 

- Đưa đồ vật cần bê vào sát bụng, căng cơ bụng ra.

- Nâng đồ vật đó lên bằng cách đứng dậy. Không dùng cơ thắt lưng để nâng vật đó lên.

- Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn trong khi thực hiện động tác. 

- Giữ cho độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường.

Khi bê và mang đồ vật đi: Khi muốn bê và mang một vật nào đó đi chỗ khác, chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình cũng như vị trí và khoảng cách của vật đó đối với cơ thể. Một số vấn đề cần chú ý như sau:

- Bê đồ vật cần mang đi như đã hướng dẫn ở trên.  

- Ôm chắc đồ vật đó bằng hai tay. 

- Giữ đồ vật đó sát vào bụng, ở mức ngang ngực - thắt lưng.

- Giữ cột sống thẳng, giữ đoạn thắt lưng ở độ ưỡn bình thường.

- Bước đi bình thường, thoải mái, không bước xiêu vẹo, xoắn vặn.
Read more…

Thủ phạm gây thiếu máu ở phụ nữ

Nguồn dinh dưỡng không đầy đủ, nhiễm giun móc cùng với chu kỳ kinh nguyệt… có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ thiếu máu ở phụ nữ.

Triệu chứng thiếu máu của cơ thể

Thiếu máu là những bệnh lý chưa được người bệnh quan tâm đúng mức. Bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ.

Thủ phạm gây thiếu máu ở phụ nữ
Ảnh minh họa
Triệu chứng thiếu máu ở giai đoạn nhẹ biểu hiện ban đầu chỉ là da kém hồng hào, hay mệt mỏi, chóng mặt, kém tập trung, giảm trí nhớ. Bên cạnh đó những biểu hiện như: cơ nhão, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức, niêm mạc mắt, lợi và da lòng bàn tay nhợt nhạt, móng tay dẹt, hình thìa, tóc hay rụng; năng suất lao động bị suy giảm rõ, là những triệu chứng thiếu máu thể hiện bệnh trạng nặng hơn.

Những nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến 

Trong một chu kỳ nguyệt san, lượng máu mất đi vào khoảng 40-60ml tương ứng với 2-4mg sắt/ngày bị mất. Các bạn nữ còn có triệu chứng rong kinh, rong kinh-rong huyết trong vài năm đầu của chu kỳ kinh (ngày có kinh kéo dài, lượng máu ra nhiều); khi đó lượng sắt bị mất đi còn nhiều hơn. Chính vì thế mà nhu cầu về sắt của nữ ở độ tuổi này ở mức 12-24mg/ngày, cao hơn nhiều so với nam giới trong khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể rất ít, chỉ ở mức 2,5g (lượng sắt dự trữ ở nam giới là 4g). Và nếu dinh duong không đầy đủ, thiếu máu do thiếu sắt rất dễ xảy ra đối với phụ nữ.

Một nguyên nhân khác là chế độ dinh duong còn nghèo sắt. Theo báo cáo mới đây của Bộ Y tế, lượng sắt được cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu. Không phải ngẫu nhiên mà người Việt Nam thường nói bữa ăn là bữa cơm bởi vì cơm là món chủ đạo trong thực đơn bên cạnh các món rau và món mặn khác. Với suy nghĩ “ăn cơm chắc bụng”, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến việc cung cấp cho cơ thể nhiều tinh bột và chất xơ mà không biết rằng để cơ thể phát triển khoẻ mạnh còn cần tới các vi chất dinh dưỡng khác bao gồm nhóm vitamin và nhóm nguyên tố khoáng trong đó có vi chất sắt. Theo đó, không chỉ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu chất sắt như thịt, trứng, cá, gan, sữa, mộc nhĩ, nấm hương, nghêu… mà còn bổ sung các loại trái cây, nhất là cam, quýt, bưởi… để tăng hấp thu chất sắt.

Ngoài ra, bữa ăn của người Việt không chỉ thiếu các thực phẩm giàu sắt mà còn có nhiều chất ức chế hấp thu sắt như đậu, măng… Vì vậy, việc thiếu sắt trong cơ thể là không thể tránh khỏi. Đó là chưa kể đến các hình thức đun nấu các loại thực phẩm chứa chất sắt quá lâu cũng làm mất đi đáng kể nguồn dưỡng chất này.

Ngoài ra, tỉ lệ nhiễm giun móc cao do môi trường, điều kiện sống kém vệ sinh cũng đang là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ. Ấu trùng giun móc khi vào cơ thể người sẽ hút hết các chất dinh duong, làm tổn thương màng ruột gây thiếu máu kéo dài dẫn đến thiếu máu nhược sắc. Khi hút máu, giun còn tiết ra chất chống đông máu làm máu chảy nhiều dẫn đến thiếu máu nặng. Nhiều trường hợp bị nhiễm giun móc nặng, hồng cầu chỉ còn dưới 1 triệu dẫn đến phù toàn thân, liệt tim và tử vong. Do đó cần tẩy giun định kì để phòng ngừa và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các nguyên nhân gây thiếu sắt.

Theo Dân Trí
Read more…

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp người gầy tăng cân hiệu quả

1. Giấc ngủ tốt

Vì thức khuya luôn khiến bạn trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng cơ thể sẽ giảm. Và nếu bạn đang là người gầy, thì thói quen ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến việc tăng cân của bạn

2. Nhất định phải ăn sáng, nếu có thể thì ăn thêm các bữa phụ

Các chuyên gia dinh duong cho nguoi gay cho rằng bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khoẻ. Bữa ăn sáng làm bạn hoàn toàn tỉnh táo và sảng khoái. Ăn thêm nhiều bữa phụ sẽ giúp cho bạn dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hơn và giúp bạn tăng cân nhanh hơn.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp người gầy tăng cân hiệu quả

3. Vận động cơ thể

Việc tập luyện thể dục, thể thao hay chỉ đơn giản là việc gì đó mà bạn phải vận động nhiều thì đều có lợi cho việc tăng cân của bạn. Vận động giúp bạn tiêu hao năng lượng, giúp hệ bài tiết loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, với việc vận động nhiều, bạn sẽ cảm thấy đói hơn, ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn. Như vậy cân nặng của bạn sẽ từ từ được cải thiện.

4. Tránh lo lắng, stress và các chất kích thích

Tâm lý ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và cân nặng. Nếu quá lo lắng, căng thẳng, chúng ta sẽ khó lòng ăn ngon, ngủ yên. Vì vậy, nếu muốn tăng cân, bạn cần có cái nhìn tích cực vào cuộc sống, cố gắng giữ tâm trạng thật vui vẻ, thoải mái.

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…làm cho sức khỏe suy giảm. Kéo theo đó, chỉ số cân nặng cũng khó lòng tăng lên được. Vì vậy tránh xa các chất kích thích cũng là một trong những bí quyết giúp người gầy tăng cân nhanh./.
Read more…

Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Con tôi 18 tháng, nặng hơn 9 kg, cháu tăng cân rất chậm. Tôi so với biểu đồ cân nặng thì cháu bị suy dinh duong cấp độ 1. Tôi phải làm gì để cháu tăng cân, cần có chế độ ăn thế nào? (Linh)

Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Ảnh minh họ

Trả lời:

Chào bạn,

Nhiều bà mẹ quan niệm em bé chậm tăng cân nhưng vẫn khỏe mạnh nên không lo lắng nhiều, không thay đổi chế độ ăn uống, điều này là không đúng. Chậm tăng cân là một trong những biểu hiện trẻ phát triển không bình thường, tuy cháu không bị ốm đau gì thì vẫn nên cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân bé không tăng cân, nhất là 3 tháng liền mà bé không tăng cân, dù cân nặng của bé vẫn ở kênh A.

Với những cháu bị suy dinh duong, chế độ ăn cần tăng cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn đầu nếu cháu còn biếng ăn thì cần cho ăn nhiều bữa, nấu các loại thức ăn dễ tiêu hóa hấp thu như súp, cháo. Bạn cũng nên tăng thêm dầu mỡ vào các bữa ăn để tăng năng lượng.

Mỗi ngày trẻ cần ăn 4 bữa có tinh bột: cháo, mì, cơm, súp… và uống 500 ml sữa. Bạn cũng nên cho bé ăn thêm sữa chua, hoa quả sau các bữa ăn. Khi chế biến món ăn nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao như sữa, trứng, thịt, cá, tôm giúp bé hấp thu tốt hơn.

Trường hợp bé lười ăn nên đi khám tư vấn bác sĩ chuyên khoa dinh duong để được bổ sung men tiêu hóa và các vi chất dinh duong.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải

Giám đốc trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng
Read more…

Bé thấp là do suy dinh dưỡng mãn tính

"Ngày nay khi nói suy dinh duong, nhiều người vẫn nghĩ ngay đến trẻ nhẹ cân so với tuổi mà không để ý đến chiều cao. Trong khi đó, 'chiều cao thấp' so với tuổi hay suy dinh duong mãn tính là thể suy dinh dưỡng cực kỳ quan trọng", Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng cho biết.

Ảnh minh họa: 
Các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng "thấp còi" là chỉ tiêu đánh giá dinh dưỡng kém trong giai đoạn bào thai và giai đoạn 2-5 năm đầu tiên của cuộc đời.

Chiều dài của thai nhi đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15, trong khi đó cân nặng đạt cao nhất vào tuần thứ 32 đến 34. Điều này có nghĩa mọi can thiệp nhằm cải thiện "chiều dài" của bào thai phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Vì thế, theo các chuyên gia, trong thời gian mang thai, ngay từ những tuần đầu tiên, người mẹ cần ăn đủ chất đạm, can xi, sắt, vitamin A, các vi chất dinh duong thiết yếu khác và đặc biệt là iốt cho thai tăng trưởng và dự trữ giúp bé phát triển những tháng đầu sau khi ra đời.

Những hệ lụy của tình trạng thấp còi này kéo dài qua nhiều thế hệ, người mẹ thấp bé, nhẹ cân dễ đẻ ra con suy dinh duong thấp còi. Những trẻ thấp còi sau này phát triển khó đuổi kịp các bạn bình thường cùng tuổi. Từ năm 1999 đến nay, tỷ lệ thấp còi bình quân hàng năm giảm 1,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nhiều vùng ở miền Trung và Tây Nguyên còn cao, khoảng 38-44%.

Theo các chuyên gia dinh duong các bà mẹ nên phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món, ăn thức ăn giàu đạm với tỉ lệ cân đối giữa nguồn động vật và thực vật, nên tăng cường ăn cá, không ăn mặn, sử dụng muối iôt trong chế biến thức ăn...
Read more…